thống nhằm Bình ổn Sinh kế Người dân vào tháng 1 năm 1974. Tuy
nhiên, kể cả trước khi nền kinh tế được bình ổn, Park đã bắt đầu thiết
lập nền móng thể chế cho quá trình theo đuổi HCI quyết liệt. Ý thức
được về sự ngờ vực của EPB với lộ trình HCI, Park đã tăng cường
đáng kể sức mạnh cho Ban thư ký Nhà Xanh của ông bằng cách trông
cậy vào trưởng ban tham mưu Kim Jeong-ryeom (1969-1978) trong
vai trò người thực sự điều phối kinh tế vĩ mô và Oh Won-chul trong
vai trò vận hành HCI. Vị trí thư ký cấp cao phụ trách các sự vụ công
nghiệp của Oh Won-chul mới được đưa ra để cân bằng với vị trí thư
ký cấp cao phụ trách các sự vụ kinh tế, vị trí kinh tế này luôn thuộc về
các quan chức gắn bó sự nghiệp ở EPB và MoF. Song song với việc
tăng cường sức mạnh cho Nhà Xanh, Park cũng chuyển đổi cả EPB và
MCI thành các tổ chức khổng lồ, với các vụ quản lý ngành mới được
thành lập để phụ trách các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp
hóa chất, với mục tiêu hỗ trợ một cách quan liêu cho lộ trình HCI do
Nhà Xanh khởi xướng. Sự tăng trưởng tổ chức của các cơ quan này
cũng giúp cho EPB và MCI có được một phần lợi ích thể chế trong
HCI.
Đồng thời, Park biết rằng vì quy mô huy động lực lượng khổng lồ
cần để phục vụ HCI, không một bộ đơn lẻ nào có thể thúc đẩy lộ trình
này. Để ngăn không cho các dự án bị lạc lối vào tình trạng tranh cãi
vặt trong bộ máy quan liêu, Park đã thiết lập Hội đồng Thúc đẩy Các
ngành Công nghiệp nặng và Hóa chất (CPHCI) cấp liên bộ. Dưới
quyền chủ trì cá nhân của chính Park và với các bộ trưởng nội các
được chọn làm thành viên thường trực của hội đồng, CPHCI được
giao cho sứ mệnh thiết lập lịch trình nghị sự, chuẩn bị một nỗ lực nhịp
nhàng để huy động và phân bổ nguồn lực đồng thời sắp đặt hệ thống
phân công lao động giữa các bộ ngành kinh tế trong nỗ lực thúc đẩy
HCI. Tuy nhiên, người chèo lái chính cho HCI không phải là hội đồng
này mà là Đoàn Kế hoạch HCI của Oh Won-chul, Park đã tổ chức cho
đoàn này trở thành ban thư ký của CPHCI. Hơn nữa, để giành được sự