(Chương 10) trong khi đó cộng đồng lớn mạnh của những chaebol
cũng chứng kiến sự thay đổi liên tục từ các thành viên dưới áp lực của
nạn sản xuất dư thừa (Chương 9).
Để hiểu được khả năng tạo ra siêu tăng trưởng của Hàn Quốc cần
phải thay đổi trọng tâm phân tích vào một chính sách cụ thể có vẻ “ấu
trĩ” về mặt kỹ trị đến các mối tương quan giữa những tập hợp chính
sách riêng biệt. Chính nhờ Park đã sửa chữa những biện pháp siêu
tăng trưởng “ấu trĩ” về mặt kỹ trị bằng những liệu pháp sốc cũng bất
thường không kém đồng thời thay thế các nhà sản xuất chaebol thất
bại bằng các ngôi sao mới nổi mà Hàn Quốc mới có thể tiếp tục quá
trình siêu tăng trưởng bất chấp chu kỳ bùng-vỡ. Khi đứng đơn lẻ,
nhiều quyết định chính sách của Park có vẻ “ấu trĩ” về mặt kỹ trị. Khi
kết hợp lại, thông qua những thay đổi chính sách định kỳ và sự tái cấu
ưúc chaebol, chính các quyết định cho thấy một sự sáng suốt đặc biệt
khi chúng đã tạo điều kiện cho Hàn Quốc mở rộng, điều chỉnh và lại
mở rộng - tất cả ở một tốc độ phi thường dù chi phí cũng rất lớn. Và
những thay đổi đó là khả thi bởi Park có thể nhanh chóng tái định
hướng các bộ ngành nhà nước - và xa hơn nữa, các khách hàng công
chúng - hướng đến siêu tăng trưởng hoặc liệu pháp sốc tùy thuộc vào
các tình trạng kinh tế.
Các tác động chính trị-an ninh bên ngoài
Học thuyết phụ thuộc có thể đã dự đoán rằng Hàn Quốc sẽ bị giữ ở
ngoài lề quá trình phát triển trong tình trạng nghèo nàn bởi các cường
quốc tư bản thống trị trên thế giới, tuy nhiên điều ngược lại đã xảy ra.
Thay vì trở thành một trường hợp kinh điển của sự kém phát triển
trong thế giới thứ ba với đói nghèo rộng khắp, thâm hụt tài khóa và
thương mại kéo dài, các áp lực lạm phát và tình trạng bất ổn chính trị
trầm trọng, Hàn Quốc đã gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người kể cả
chính người dân Hàn bằng tiết mục bùng nổ về năng lượng hiện đại
hóa sau tháng 5 năm 1961. Nền kinh tế nước này đã cất cánh với sự
trợ giúp của các thị trường toàn cầu, hoàn toàn trái ngược với học