Quốc (xem Chương 3). Chiến lược rủi ro cao sau năm 1964 nhằm đa
dạng hóa các tập đoàn chaebol vào các mặt trận tăng trưởng công
nghiệp mới thông qua những gói tín dụng hỗ trợ được phân bổ một
cách quan liêu đè nặng lên các ngân hàng với những khoản cho vay
không thanh toán được, điều này càng khiến các nhà hoạch định chính
sách cực kỳ nhạy cảm với bất kỳ dấu hiệu gia tăng lãi suất nào bởi khả
năng cao là các đối tác chaebol với mức đòn bẩy cao ngất của họ sẽ
phải thất bại trước các khoản thanh toán lãi vay đang leo thang và đe
dọa luôn cả những người cho vay. Để giữ cho các tập đoàn chaebol và
các ngân hàng không vướng vào những khoản nợ, Hàn Quốc cố gắng
giữ tốc độ tăng trưởng của nó ở mức cao, kể cả bằng những liệu pháp
sốc thỏa hiệp những quyền tài sản tư nhân như đóng băng các khoản
thanh toán lãi suất cho các khoản vay trên thị trường chứng khoán phi
chính thức vào năm 1972 đã cho thấy (Chương 7). Vì vậy, tốc độ tăng
trưởng nổi bật 9,3% dưới thời của Park không tự nó khẳng định đặc
điểm kỹ trị trong nhà nước của ông. Ngược lại, có vẻ như điều đó đã
xuất phát từ nỗi lo sợ về căng thẳng doanh nghiệp và căng thẳng tài
chính mà ông biết hoàn toàn có thể phát triển thành một cuộc khủng
hoảng hệ thống không thể khắc phục được khi ông tạo ra một cơ chế
lãi suất đảo ngược với lãi suất huy động vốn cao hơn lãi suất cho vay
vốn vào năm 1965 và phải trả giá bằng sự tích tụ khổng lồ các khoản
nợ không thanh toán được.
Hơn nữa, lịch sử chính sách công nghiệp dưới thời Park Chung Hee
thúc đẩy chúng tôi sử dụng góc nhìn chính trị hơn là một góc nhìn kỹ
thuật. Nhà nước liên tục yêu cầu quy mô sản xuất lớn hơn, hàm lượng
nội địa hóa cao hơn, sự thay đổi mẫu mã ít thường xuyên hơn, tỷ trọng
xuất khẩu cao hơn cũng như một mạng lưới kết hợp hàng dọc
(kyeyolhwa) chặt chẽ hơn với các nhà sản xuất bộ phận và linh kiên
quy mô nhỏ trong ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc như là các điều
kiện cho những hỗ trợ chính sách cho đến khi nhà nước thật sự đòi hỏi
các nhà lắp ráp còn non trẻ phải chuyển đổi thành các đối trọng toàn