giao của Hàn Quốc để chống lưng cho các chính sách phát triển. Như
được kể lại bởi Lee Min Yong ở Chương 14, Park đề xuất gửi các lực
lượng quân đội đến miền Nam Việt Nam vào năm 1961 nhưng rồi chỉ
nhận được phản hồi tiêu cực của John F.Kennedy. Khi người kế nhiệm
của ông ta, Lyndon B.Johnson thay đổi chính sách Mỹ và cố gắng kêu
gọi Park gửi binh lính vào năm 1964, Park đã nhanh chóng dàn xếp
các chính trị gia Đảng Cộng hòa Dân chủ (DRP) phía sau can thiệp
quân sự ở miền Nam Việt Nam. Lee Jung-hoon cũng lập luận tương tự
ở Chương 14 rằng việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nhật
Bản năm 1965 là khả thi chỉ vì Park Chung Hee đã xả thân liều mình
trước cơn giận dữ của mọi người. Các nguồn lực nhận được từ việc
gửi lính tham chiến và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nhật
Bản trở thành nguồn vốn khởi sự của Park để tài trợ cho các chương
trình công nghiệp, bao gồm dự án yêu thích của ông - xây dựng nhà
máy tổ hợp thép.
Thứ ba, khi Park đứng đầu bộ máy quan liêu nhà nước tổ chức theo
thứ bậc và cũng kiểm soát các kênh thể chế của hoạt động đàm phán
với các bộ ngành, các chaebol sau cùng cũng tham gia trực tiếp vào
hoạt động đổi chác chính trị bất cân xứng với Park và Văn phòng Nhà
Xanh hơn là làm việc qua các cấp bậc của bộ máy quan liêu trong các
quyết định quan trọng nhất. Trái ngược với các lý thuyết về nhà nước
phát triển, chính các nhóm chaebol chứ không phải các quan chức nhà
nước mới là những đối tác cấp dưới của Park. Và đây là sự hợp tác
giữa các bên mà Chương 9 của Eun Mee Kim và Park Gil-sung gọi là
“những người có tầm nhìn”, tạo điều kiện lẫn nhau nhằm đạt được các
lợi ích thiết thực - siêu tăng trưởng cho Park và sự bành trướng doanh
nghiệp cho các chủ sở hữu chaebol - thông qua “những bảo đảm lẫn
nhau” lần lượt về ủng hộ chính trị và các hoạt động kinh tế đẩy rủi ro.
Để những đảm bảo lẫn nhau không biến chất thành những rủi ro đạo
đức, Park đã phát triển ba nguyên tắc: hợp tác với các nhóm chaebol
với một hồ sơ theo dõi kinh doanh rõ ràng; xây dựng một cơ cấu cạnh