chặt chẽ “theo kiểu Weber”
chỉ vì Park đã sắp đặt các bộ ngành - và
hơn nữa là lực lượng ủng hộ xã hội cũng như các đồng minh chính trị -
vào trong một trật tự phân cấp nội bộ gồm nhóm “nòng cốt”, nhóm
“lĩnh vực chiến lược” và nhóm “bổ trợ” với những đặc quyền và và sự
yếu kém về tổ chức khác nhau. Để xây dựng một hệ thống quan liêu
mà bên ngoài thì bị cách ly khỏi chính trị vị đảng phải và bên trong thì
tuân thủ một trật tự phân cấp rõ ràng với Ban Kế hoạch Kinh tế (EPB)
mới thành lập làm nòng cốt, Park đã phải liên tục can thiệp vào những
hoạt động chính trị của bộ máy quan liêu để tách bớt quyền lực ra khỏi
các bộ ngành trong lĩnh vực chiến lược và bổ trợ - và trong trường hợp
năm 1964-1967 là MoF, một cơ quan nòng cốt khác trong bộ máy
quan liêu của ông. Tính hợp đoàn chặt chẽ “theo kiểu Weber” của Hàn
Quốc là một tạo tác chính trị nền tảng được tạo lập, duy trì và dẫn dắt
trong quá khứ bởi Park Chung Hee.
Thứ hai, như Evans lập luận, nhà nước phát triển của Hàn Quốc đã
bị “gắn chặt vào những mối liên kết xã hội vững chắc”, tạo điều kiện
cho một đàm phán kéo dài về các mục tiêu và chính sách giữa nhà
nước và các nhân vật chaebol, nhưng chính Park mới là người ra điều
kiện trong những cuộc đàm phán. Các quyết định chính sách đã đưa
Hàn Quốc vào lộ trình siêu tăng trưởng, bắt đầu với một cơ chế lãi
suất đảo ngược năm 1964 cho đến việc đóng băng các khoản thanh
toán lãi suất của các khoản tín dụng từ “thị trường chứng khoán phi
chính thức” tư nhân năm 1972, sự bành trướng của quá trình công
nghiệp hóa ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất năm
1973 cùng một hệ chính sách bình ổn hóa tổng hợp năm 1979, tất cả
đều được quyết định bởi Park khi đối mặt với sự chống đối từ nhóm
này hay nhóm khác trong các bộ ngành nhà nước (xem Chương 7).
Cũng như vậy, ở Chương 12 Lee Young Jo cho rằng việc Hàn Quốc
lao đầu vào Saemaul Undong (Phong trào Làng xã Mới) với những gói
trợ giá khổng lồ cho gạo và lúa mạch đã được Park chỉ đạo. Cái bóng
của ông còn rộng lớn hơn nữa ở những quyết định chính sách ngoại