kế các thể chế chính trị của chế độ chuyên chế. Hơn nữa, những lựa
chọn thể chế được gắn kết với nhau như thế nào có ảnh hưởng to lớn
đến trật tự chính trị và sự ổn định xã hội khi chúng ảnh hưởng đến
năng lực kiểm soát, đồng thuận và đàn áp chính trị của chính phủ.
Trong nỗ lực phân biệt các chế độ chuyên chế theo những thiết kế thể
chế nội bộ khác biệt, một số người đã phân ra thành các chế độ chuyên
chế “mềm” với “cứng”, ngược lại những người khác lại phân loại các
đặc trưng khác nhau của các chế độ thành bóc lột so với kỹ trị, chính
trị so với kỹ thuật, hoặc nhà nước nghiệp đoàn so với nhà nước nhất
nguyên. Tuy nhiên, những cách phân loại nhị nguyên như vậy sẽ bỏ
sót nhiều điều chưa rõ ràng ở các chính quyền chuyên chế hiện hữu,
đặc biệt đối với những chế độ đã chứng tỏ được sự ổn định chính trị và
hiện đại hóa kinh tế xã hội như thường thấy trong sự trị vì Park Chung
Hee. Điều này là không thể khác được bởi thành quả sẽ đến từ việc
khéo léo kết hợp những khái niệm tưởng chừng như đối nghịch và
không thể dung hòa. Như Joel D. Aberbach, Rober D. Putnam và Bert
A. Rockman, khi tìm kiếm khái niệm kết hợp cho các vai trò dường
như đối chọi này, đã đề cập đến “những lai tạo thuần chủng” dẫn dắt
quá trình quan liêu hóa của chính trị và chính trị hóa hệ thống quan
liêu ở các nền dân chủ phương Tây, Roderic Ai Camp đã có lần nói về
“những nhà kỹ trị chính trị” để miêu tả lớp quý tộc cai trị lai tạo mới
của Mexico.
Các chương của cuốn sách đều có một nhận định chung về chế độ
chính trị của Park Chung Hee, miêu tả Văn phòng Nhà Xanh là cơ
quan ngự trên hai giới lãnh đạo mũi nhọn tuy đối nghịch nhưng lại bổ
sung chức năng lẫn nhau gồm các quan chức kinh tế và các cận vệ cấp
cao quân sự (xem Chương 5), vai trò của bộ máy nhà nước kinh tế
nằm ở giữa mức bóc lột và kỹ trị (Chương 7), đảng chính trị cầm
quyền được tổ chức tập trung hóa cao độ nhưng cũng có các lực ly tâm
mạnh tiềm ẩn của chủ nghĩa bè phái (Chương 5, 6 và 8), giới quý tộc
quyền lực sử dụng nhiều lãnh đạo từ bộ máy quan liêu nhà nước quân