Tuy nhiên, chính những tiến trình này đã cho thấy những giao động
trong khả năng nắm giữ quyền lực của Park chứ không phải những đặc
điểm chuyên chế trong chính quyền của ông. Khả năng kiểm soát
những mục tiêu chính trị, các chương trình nghị sự và các chiến lược
cũng như khả năng phòng ngừa những hậu quả tiêu cực từ các quyết
định của ông biến động tùy thuộc vào các cấu trúc quyền lực và các
cuộc đấu tranh bè phái bên trong nhóm ảnh hưởng của ông. Tuy nhiên,
bất kể có sự gia tăng hay giảm sút nào trong khả năng nắm giữ quyền
lực đi nữa, chế độ chính trị do Park lãnh đạo luôn là chuyên chế trong
suốt 18 năm cầm quyền. Mặc dù vậy, có hai vấn đề với khái niệm của
Linz về chủ nghĩa chuyên chế.
Đầu tiên, vấn đề đặt ra là sự tồn tại hoặc thiếu vắng các cuộc bầu cử
có tác động theo những cách rõ ràng đến các động lực của chính
quyền kể cả trong một bối cảnh chuyên chế hay không, do đó nhân tố
này cần phải được xem là một tiêu chí quan trọng trong phương pháp
phân loại chế độ chính trị của chúng tôi cho dù các cuộc bầu cử này có
phải là một cuộc cạnh tranh công bằng vì quyền lực hay không. Mối
tương quan giữa các cuộc bầu cử và các chế độ chính trị là một vấn đề
vì Đệ tam Cộng Hòa của Park (1963-1972) cho thấy nhiều đặc điểm
của chủ nghĩa chuyên chế theo Linz nhưng nó vẫn tổ chức đều đặn các
cuộc tranh cử tổng thống, dù chỉ là loại bầu cử đa phương hạn hẹp bị
làm xói mòn bởi nền chính trị đồng tiền được tổ chức theo mô hình
quan liêu và bởi nỗi sợ về một phong trào McCarthy Đỏ,
trước khi
một hệ thống bầu cử tổng thống gián tiếp được lựa chọn vào năm 1972
để đảm bảo sự cai trị suốt đời. Sự tồn tại của các cuộc bầu cử, cho dù
chúng chưa hoàn hảo trong vai trò cơ chế đại diện chính trị và chịu
trách nhiệm chính trị, nhưng được cho là đã giúp Park hợp pháp hóa
chính quyền Đệ tam Cộng Hòa chuyên chế của ông. Chính trị bầu cử
dù với bản chất phi tự do và hạn chế nhưng vẫn có những cơ quan
tham vấn sẵn sàng bổ trợ cho nó, như các bộ phận lập pháp, các đảng