tranh độc quyền nhóm; và để các doanh nghiệp chaebol thua lỗ phá
sản khi các biện pháp hỗ trợ không cứu vãn được nữa. Cũng có một
quy định là chaebol không bao giờ được theo đuổi quyền lực chính trị
hay trở thành đồng minh cho các đối thủ chính trị của Park. Họ đã bị
trừng phạt nặng nề khi lòng trung thành chính trị của họ bị nghi ngờ.
Theo như Lee Nae-young thuật lại ở Chương 10, trong ngành công
nghiệp xe hơi của Hàn Quốc, dù với sự hỗ trợ của những cánh tay phải
của Park - Kim Jong-pil
và Yi Hu-rak - cũng lần lượt không thể
ngăn được Saenara tiến đến phá sản năm 1963 hoặc bảo vệ được vị trí
độc quyền lắp ráp xe hơi của Sijin Motors trước những thách thức của
Hyundai Motors và Asia Motors vào 1967-1968. Ngành công nghiệp ô
tô là “mồ chôn của những tập đoàn đang sắp sửa thành chaebol.”
Sinjin đã mua lại Saenara năm 1965, sau đó thành lập một liên doanh
50:50 với General Motors vào năm 1972, chỉ để bán cổ phiếu cho
ngân hàng phát triển nhà nước vào năm 1976 trong khi đó Asia
Motors bị mua lại bởi một kẻ đến sau là Kia Motors vào năm 1976.
Chỉ có Hyundai Motors phát triển thành một một công ty đa quốc gia
độc lập, “sản xuất xe hơi với thương hiệu của riêng nó, có chu kỳ thay
đổi mẫu mã bền vững về mặt kinh tế, và liên kết với một mạng lưới
dày đặc các nhà cung cấp thuộc sở hữu trong nước nhưng bằng sáng
chế nước ngoài cũng như với một hệ thống bán hàng và dịch vụ phân
bố rộng rãi toàn cầu.”
Thứ tư, như một hệ quả của sự lấn át chính trị Hàn Quốc trong quá
trình hình thành nhà nước có tính gắn kết chặt chẽ với những mối
quan hệ đổi chác chính trị bất cân xứng với những nhà công nghiệp
chaebol, “lý luận kỹ trị” trở thành một khái niệm với tính khả dụng
thấp khi miêu tả các ưu tiên, mục tiêu và chiến lược của nhà nước đó.
Thật ra, nhiều chính sách kinh tế vĩ mô không hề mang tính kỹ trị. Các
liệu pháp sốc của chính quyền quân sự kết hợp với các nỗ lực bí mật
của phe churỵu (chính thống) trong chính quyền này nhằm vận động
cho các quỹ chính trị, đã làm chệch hướng nền kinh tế rời rạc của Hàn