những khác biệt rất lớn trong cách thức mà phái ý chí và phái cấu trúc
mô tả mối quan hệ giữa tác nhân và cấu trúc, giữa các thể chế chính trị
và sự phát triển kinh tế, và giữa các ý định với chiến lược, họ đều
đồng ý rằng yushin là một điển hình rõ nét của tính đứt quãng lịch sử
ngăn cách giai đoạn sau 1972 với giai đoạn trước 1972 về chế độ
chính trị, thời kỳ phát triển và chiến lược kinh tế.
Chương 8 đưa ra một góc nhìn thứ ba. Đầu tiên, chương này cho
rằng chặng đường đến chế độ yushin cần phải được hiểu theo kiểu tiến
hóa chứ không phải đứt quãng. Mầm mống của việc Park chuyển đổi
sang chế độ cầm quyền độc tài và HCI - hai đặc điểm quan trọng của
yushin - đã hình thành khi Park nỗ lực thay đổi hiến pháp để cho phép
mình nắm quyền tổng thống nhiệm kỳ thứ ba vào năm 1969 và đưa Oh
Won-chul từ Bộ Thương mại và Công nghiệp (MCI) vào Nhà Xanh
cho vị trí thư ký cấp cao mới được đưa ra để đảm nhiệm các sự vụ
công nghiệp vào năm 1971 nhằm phát triển công nghiệp nặng và công
nghiệp hóa chất làm cơ sở hạ tầng cho an ninh quân sự. Khi hạt giống
này được gieo xuống, Park giúp các lực của chế độ độc tài và HCI nảy
mầm bằng cách loại bỏ những trở ngại chính trị và kinh tế, bao gồm
các thủ lĩnh đảng và quân sự cấp hai của thế hệ tiếp theo trong liên
minh cầm quyền cùng tình trạng yếu kém tài chính của các chaebol,
thông qua những cuộc thanh trừng và các biện pháp khẩn cấp vào năm
1971 và 1972. Nói cách khác, Park đã chuyển dịch đến chế độ yushin
trong một giai đoạn ba năm. Việc khởi động yushin vào tháng 10 năm
1972, tiếp nối bởi tuyên bố về HCI vào tháng 1 năm 1973, là kết quả
của quá trình chuẩn bị ba năm dài cho chế độ cầm quyền trọn đời chứ
không phải là sự khởi đầu cho kế hoạch xây dựng nhà nước quân đội
với sứ mệnh quyết liệt theo đuổi HCI.
Thứ hai, Chương 8 công nhận rằng việc ban hành yushin mang lại
một nền chính trị mới về chất khi biến các cuộc bầu cử tổng thống thật
sự trở thành một quá trình mang tính hình thức để kéo dài chế độ
chính trị của Park Chung Hee, tuy nhiên bên cạnh đó chương này cũng