cao các lực lượng kinh tế như là động lực chính yếu để thay đổi chính
trị, họ lập luận rằng theo cấu trúc Park phải áp dụng chế độ yushin để
vượt qua các thách thức kinh tế đặc thù trong quá trình công nghiệp
hóa ngành công nghiệp nặng và hóa chất (HCI). Khi đối mặt với tình
trạng thiếu hụt trầm trọng vốn và công nghệ cần để bước vào giai đoạn
phát triển tiếp theo của HCI, Park được cho là đã ban hành yushin để
huy động và tích lũy nguồn lực thông qua quyền lực nhà nước được
tập trung và tính lũy. Theo cách này, yushin được xem như là một thể
chế chính trị có thể đạt được những gì mà thị trường không thể làm.
Những người khác xác định động lực cấu trúc chính mang ý nghĩa
chính trị xã hội nhiều hơn là kinh tế, họ lập luận rằng Park chọn
yushin để dập tắt các căng thẳng xã hội vốn có trong chiến lược siêu
tăng trưởng thẩm thấu và để trấn áp tình trạng bất mãn chính trị bắt
nguồn từ chiến lược cai trị dựa trên chủ nghĩa địa phương
Gyeongsang, chính trị vị tiền bạc và cưỡng chế có chọn lọc. Dù biến
thể về kinh tế hay chính trị xã hội, những người theo thuyết cấu trúc
đều giống nhau ở cách họ nhìn nhận việc Park biện minh cho yushin
dựa trên yêu cầu cần phải ngăn cản các thách thức an ninh bên ngoài
và rút ngắn các giai đoạn công nghiệp hóa trong thời gian một thế hệ
chỉ như một cái cớ để kéo dài thời gian cầm quyền chính trị của ông
khi đối đầu với các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị xã hội.
Do đó, ẩn dưới những cuộc tranh luận xoay quanh các câu hỏi về
tính tiếp nối hay thay đổi chế độ, các động lực chính trị và các lực cấu
trúc là vấn đề về tác nhân luận và cấu trúc luận. Những người theo
thuyết ý chí đánh giá cao vai trò chủ thể của Park, tập trung vào tầm
nhìn, chiến lược và tài năng lãnh đạo của ông để giải thích vì sao ông
lại chọn con đường yushin khó khăn về chính trị và kinh tế vào năm
1972, ngược lại những người theo cấu trúc luận cho rằng Park là tù
nhân của các cấu trúc, ông bị dẫn dắt đến việc ban hành yushin vì
những mâu thuẫn chính trị, kinh tế và xã hội từ chiến lược hiện đại
hóa siêu tăng trưởng và chế độ độc tài trước đó của ông. Mặc dù có