Nam và bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản năm 1965 với mục
tiêu xây dựng một mạng lưới an ninh khu vực (Chương 14 và 15);
nâng cao vị trí của công nghiệp hóa ngành công nghiệp nặng và hóa
chất trên danh sách ưu tiên để phát triển một ngành công nghiệp quốc
phòng hiện đại, bất kể các kết quả thảm khốc đối với sự phân phối
bình đẳng và sự ổn định thị trường (Chương 7); và định hình lại chính
quyền chuyên chế “mềm” của ông thành một “nhà nước quân đội”
(yushin) vào năm 1972 như một biện pháp để chống lại Kim Il Sung
trong chế độ yuil cứng nhắc của Triều Tiên (Chương 8). Quan trọng
hơn, Park tự xem mình như là những người đổi mới thời Nhật Bản
Minh Trị (1868-1912), những người trước đó một thế kỷ đã khởi động
một cuộc hiện đại hóa kinh tế nhằm kiểm soát và đánh bại các mối đe
dọa an ninh. Khẩu hiệu pu-kuk kang-byeong của Park đã nhắc lại khẩu
hiệu fukoku kyohei của Nhật Bản Minh Trị (Chương 4) và chế độ
yushin của ông đã phỏng theo ishin thời Minh Trị (Chương 8).
Thứ ba, an ninh quân sự cũng quan trọng đối với sự hiện đại hóa
của Hàn Quốc khi cung cấp các công cụ và vị thế đàm phán chính
sách. Khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ hàng đầu như các nhân
vật quyền lực mong muốn đưa Hàn Quốc và Nhật Bản vào một khối
liên minh ba bên với Mỹ, Park đã theo đuổi tiến trình bình thường hóa
ngoại giao dù không có một lời xin lỗi chính thức nào từ phía Nhật về
sự bóc lột trong thời đế quốc, để nhận được tài trợ từ các quỹ bồi
thường thiệt hại của Nhật. Các quỹ này trở thành nguồn vốn khởi sự
cho một nhà máy tổ hợp thép bị đánh giá là quá rủi ro đối với các quỹ
cho vay thương mại (Chương 11). Chiến tranh tại Việt Nam cũng tạo
ra một cơ hội bất cân xứng khác khi Park gửi lính chiến đấu đi hỗ trợ
Mỹ để đáp lại lời hứa của nước đồng minh siêu cường cho sự viện trợ
lớn hơn về quân sự và kinh tế (Chương 14). Hơn nữa, milwol (tuần
trăng mật) mà Park tận hưởng cùng với Lyndon B.Johnson như một
kết quả của những quyết định chính sách ngoại giao này còn có tác
dụng củng cố vị thế đàm phán của Park trên những mảng chính sách