không liên quan. Bắt đầu mạnh mẽ trong trọng tâm truyền thống về ổn
định hóa, Hoa Kỳ đã không hề ngăn chặn Chang Ki-yong thiết lập lãi
suất tiền gửi cao hơn lãi suất cho vay trong năm 1965 (Chương 7). Sự
đảo lộn giữa lãi suất huy động và cho vay đã cho phép Park đưa các
tập đoàn chaebol vào một quỹ đạo siêu tăng trưởng. Các khoản nợ
không thanh toán được gia tăng, tuy nhiên các khoản đầu tư cũng tăng
lên, các tập đoàn chaebol trở thành các doanh nghiệp độc tôn và năng
lực sản xuất được mở rộng. Park thậm chí đã chuyển đổi Học thuyết
Guam năm 1969 về sự triệt thoái quân sự Mỹ của Richard M. Nixon
và thất bại năm 1968 của Mỹ trong việc trả đũa những khiêu khích
quân sự từ phía Triều Tiên thành cơ hội để khởi động chương trình
hiện đại hóa lực lượng (Chương 14).
Do đó an ninh quân sự đóng vai trò quan trọng đối với quá trình
hiện đại hóa của Hàn Quốc trong việc định hình các cơ cấu quyền lực,
các tư tưởng và bộ máy công cụ cho các phương tiện chính sách là rất
rõ ràng. Điều kém chắc chắn hơn là các áp lực bên ngoài này đã tương
tác với các nhân vật, cấu trúc và quá trình chính trị như thế nào và có
tồn tại hay không một mẫu hình đặc biệt trong các tương tác này.
Trong trường hợp các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến con đường hiện
đại hóa của Hàn Quốc, cuốn sách này phân biệt những tác động bắt
nguồn từ hai nhà viện trợ quan trọng nhất của nước này: Hoa Kỳ và
Nhật Bản. Ở mức chế độ chính trị, Taehyun Kim và Chang Jae Baik
đưa ra trong Chương 2, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ ngăn
chặn “các tư tưởng xã hội chủ nghĩa” khi họ thực hiện quyền phủ
quyết đối với ý tưởng lạ thường của Park nhằm đóng băng các khoản
tiền gửi lớn ở ngân hàng và buộc những người gửi tiến phải mua
chứng khoán của những công ty nhà nước mới thành lập bằng những
khoản tiền đó vào tháng 6 năm 1962. Các khoản tiền này sẽ được sử
dụng vào những dự án HCI đầy rủi ro. Hơn nữa, khi đòi hỏi Park hứa
chuyển giao quyền lực cho một lực lượng lãnh đạo dân sự thông qua
các cuộc bầu cử như là điều kiện đổi lấy việc Hoa Kỳ chấp nhận cuộc