tái đoàn tụ các gia đình bị chia rẽ bởi tình trạng chia cắt đất nước nhờ
các văn phòng Hội Chữ thập Đỏ ở hai miền Triều Tiên. Sáng kiến này
được Hoa Kỳ ủng hộ, nước này lúc bấy giờ đang lo lắng về mối nguy
hiểm bất ổn quân sự theo sau giai đoạn rút quân có lộ trình của Mỹ ở
Hàn Quốc.
Dưới sức ép từ những bế tắc an ninh đang gia tăng của chính mình,
Triều Tiên nhanh chóng đồng ý với đề xuất của Park về các cuộc đàm
phán Chữ thập Đỏ Bắc-Nam. Đối thoại liên Triều có thể cho Bắc Triều
Tiên cơ hội nhận được đầu tư nước ngoài và tìm được sự giải thoát
khỏi áp lực xây dựng tiềm lực quân sự ở một tỷ trọng gây rối loạn
chức năng kinh tế. Các cuộc đối thoại sau đó dẫn đến Tuyên bố Chung
ngày 4 tháng 7 năm 1972, tuyên bố này cải thiện nhiều khó khăn an
ninh đang đe dọa Park Chung Hee và Kim Il Sung. Đầu tiên, tuyên bố
chung này hạn chế các căng thẳng quân sự bằng cách yêu cầu Triều
Tiên phải giảm nhẹ “Bốn Nguyên tắc Quân sự”. Bằng cách công nhận
lẫn nhau là nhà nước có chủ quyền trên thực tế, chứ không phải danh
nghĩa, hai miền Triều Tiên, dù thận trọng, đã tiến đến một nhà nước
chung sống hòa bình. Thứ hai, bằng cách ban cho Park và Kim tính
chính danh để hợp tác với nhau vì lợi ích thiết lập một chế độ hòa bình
mới trên Bán đảo Triều Tiên, tuyên bố chung cho phép hai lãnh đạo tái
tổ chức các hệ thống cầm quyền chính trị tương ứng của họ để điều
chỉnh tốt hơn với các yêu cầu của một trật tự thế giới xoa dịu đang nổi
lên. Park phải ban hành chế độ yushin trong vòng bốn tháng, trái lại
Kim đã hoàn thành giai đoạn củng cố tiếp theo của chế độ yuil mà
theo đó, Đảng Công nhân, quân đội và nhà nước đặt dưới quyền chỉ
huy duy nhất (yuil) của suryeong (Lãnh tụ) về cả thể xác lẫn tinh thần.
Thứ ba, tuyên bố chung này tạo ra cơ hội cho Park Chung Hee và Kim
Il Sung giành được sự ủng hộ rộng rãi vì thỏa mãn nhu cầu của quần
chúng về tái thống nhất đất nước.
Chính từ tuyên bố chung này, Park đã tìm được tầm nhìn tích cực,
hứng khởi mà ông cần để bổ sung vào học thuyết chiến tranh lạnh