của hai vị lãnh đạo khi tham gia vào cuộc đàm phán thống nhất quốc
gia khi họ đã hoàn thành giai đoạn củng cố quyền lực của chính mình.
Đến giữa những năm 1970, hai miền Triều Tiên quay trở lại tình trạng
căng thẳng và xung đột quân sự cũ. Ngược lại với giai đoạn đối thoại
hai miền Triều Tiên tương đối ngắn, chiến lược phát triển công nghiệp
hóa ngành công nghiệp nặng và hóa chất được Park khởi động nhằm
biểu dương năng lực giải quyết vấn đề vượt trội của chế độ yushin đã
tiếp nối cho đến cuối chế độ cai trị của ông.
Chắc chắn là đầu những năm 1970 không phải là lần đầu tiên Park
nói về HCI. Ngược lại, ông đã bị ám ảnh bởi ý tưởng này từ giây phút
đầu tiên nắm chính quyền vào năm 1961. Tuy nhiên, trái ngược với
tính tiếp diễn trong niềm đam mê cá nhân của ông với HCI, lộ trình
HCI trong thời kỳ yushin khác với các nỗ lực HCI trước đây theo hai
cách căn bản. Thứ nhất, khác với Park của những năm 1960 tập trung
vào các dự án HCI như là những dự án đầu tư riêng biệt được hoạch
định và tiến hành đơn lẻ rời rạc mà không hề có những liên kết hệ
thống giữa các dự án, Park của giai đoạn sau 1973 xem HCI như một
chiến lược kinh tế vĩ mô, đồng thời theo đuổi trên diện rộng các dự án
đầu tư ở nhiều lĩnh vực với tầm nhìn kết hợp gồm các mối liên kết lẫn
nhau trước và sau và với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Lộ trình
HCI của thời kỳ yushin khác với các dự án HCI ở mức độ ưu tiên,
phạm vi, quy mô và cách thức.
Thứ hai, vào giai đoạn sau năm 1973, Park đã sẵn sàng chi trả các
chi phí cực kỳ cao của lộ trình HCI, bao gồm chi phí của tình trạng thù
địch và bất mãn chính trị nổi lên từ những cách thức độc tài mà chính
phủ dùng để theo đuổi lộ trình HCI. Với thu nhập bình quân đầu người
thấp, nền kinh tế nhỏ và tình trạng thiếu thốn các mối liên kết công
nghiệp của Hàn Quốc, Park phải viện đến các khoản tiết kiệm ép buộc,
trợ cấp tài khóa và tài chính cũng như đàn áp lao động để huy động
các nguồn lực đến quy mô cần thiết cho các mục tiêu HCI đầy tham
vọng của ông. Vì vậy, lộ trình HCI từ trên xuống tiến triển đồng thời