chống chủ nghĩa cộng sản được định nghĩa tiêu cực nhằm đồng thời
tạo được sự ủng hộ trong công chúng và chương trình phòng vệ quân
sự. Lập luận rằng thiết lập một “nền dân chủ quản trị kiểu Hàn Quốc”
(xem Chương 4) hoặc một chế độ độc tài sẽ hiệu quả hơn nhiều khi
đàm phán về các vấn đề hòa bình, chung sống và thống nhất với chế
độ toàn trị kiểu Stalin của Triều Tiên, Park đề xuất ban hành chế độ
yushin. Thú vị là, một ý tưởng tương tự đã được đánh cược bởi Kim Il
Sung ở Triều Tiên. Mười ngày trước khi Park ban hành hiến pháp
yushin vào ngày 17 tháng 12 năm 1972, Kim Il Sung sửa đổi hiến
pháp, hoàn thành quá trình tập trung hóa quyền lực lâu dài của Triều
Tiên vào tay Kim Il Sung và quá trình xây dựng một hệ thống xã hội
chủ nghĩa theo kiểu Bắc Triều Tiên dựa trên ý thức hệ Juche.
cách tuyên bố Bình Nhưỡng thay vì Seoul là thủ đô của Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên, Kim Il Sung cũng bắt đầu công nhận việc
chia tách quốc gia là một tình trạng chính trị lâu dài chứ không phải
tạm thời.
Tuy nhiên, với Park, cuộc đối thoại hai miền Triều Tiên là một con
dao hai lưỡi, một mặt tập hợp được sự ủng hộ đại chúng cho chế độ
yushin vì tính hiệu quả được khẳng định trong việc tiến hành thống
nhất quốc gia trong hòa bình, nhưng mặt khác, nó có thể làm yếu đi ý
thức của người dân Hàn Quốc về Triều Tiên như là một mối đe dọa
chính trị. Khi ý thức của quần chúng về các mối đe dọa từ Triều Tiên
giảm đi, điều không thể tránh khỏi là lý luận của Park để chính danh
hóa chế độ yushin dựa trên nỗi ám ảnh về Triều Tiên cũng bị yếu đi.
Có một nhà nước thù địch chỉ cách 40 dặm về phía Bắc của Seoul giúp
ích cho chế độ chính trị của Park bằng cách tạo ra lý do để trấn áp xã
hội và chính trị. Park biết rằng mình phải tham gia vào chiến lược đối
thoại hai miền Triều Tiên mà không làm suy yếu đi chiến lược còn lại
nhằm chính danh hóa chế độ yushin trên cơ sở cạnh tranh và đối đầu ý
thức hệ vĩnh viễn với thế lực bên kia biên giới. Có lẽ, một khó khăn
chính trị tương tự cũng ám ảnh Kim Il Sung, làm giảm đi sự nhiệt tình