người hỗ trợ cho các tập đoàn chaebol trục lợi theo đúng nghĩa đen
của chủ nghĩa tư bản thân hữu.
Hai cách nhìn trên đều diễn giải sai các sự kiện lịch sử. Thật ra,
quan hệ nhà nước-chaebol là cực kỳ gắn bó, nhưng bản chất của sự
gắn bó này không thể được diễn tả đầy đủ bằng những khái niệm tĩnh,
đơn chiều kích như “Công ty Hàn Quốc” hay “chủ nghĩa tư bản thân
hữu”. Chaebol không phải là tù nhân cũng như không phải là chủ nhân
của nhà nước. Chúng là các tổ chức không chỉ phụ thuộc vào các mối
liên kết gia đình truyền thống mà còn dựa vào hoạt động kinh doanh
duy lý hiện đại, ra quyết định độc lập dù vẫn trong những giới hạn của
chính sách nhà nước. Như Stephan Haggard lập luận, sẽ có lợi hơn khi
nhìn nhận mối quan hệ nhà nước-chaebol như một cuộc đàm phán
đang diễn ra, tái định hướng và tái khởi động liên tục dưới các áp lực
từ sự thay đổi kinh tế xã hội và chính trị. Ngay cả trong chế độ của
Park, khi chaebol được tái sinh thành các tập đoàn công nghiệp nhờ sự
bảo trợ chính trị vô cùng mạnh mẽ, mối quan hệ của chúng với nhà
nước vẫn phức tạp hơn so với các hình ảnh về dòng quyền lực một
chiều mà những người ủng hộ Công ty Hàn Quốc và chủ nghĩa tư bản
thân hữu đã mô tả.
Việc chuyển các quan chức cấp cao đến chaebol không hề diễn ra
quá thường xuyên trong thời kỳ cầm quyền của Park.
vì nơi ra quyết định và xây dựng liên minh đặt ở đỉnh của tổ chức nhà
nước, Nhà Xanh của Park, nên chaebol ít có nhu cầu mời gọi những
quan chức đã nghỉ hưu về hoạt động trong vai trò người liên lạc theo
cách mà keiretsu Nhật Bản đã làm thông qua amakudari.
Các thỏa
thuận lớn đều được quyết định trực tiếp giữa Park và những người chủ
sở hữu-giám đốc do ông chọn, vì vậy các chaebol ít quan tâm hơn đến
việc tạo ra các kênh hợp tác giống như amakudari với các bộ ngành
nhà nước. Không những thế, tiến hành thỏa thuận ở Nhà Xanh diễn ra
theo những cách khiến khái niệm người khởi xướng-người hưởng ứng
ít có ý nghĩa hơn. Chắc chắn là, Park có quyền hạn để tạo dựng hoặc