phá hủy bất cứ tập đoàn chaebol riêng lẻ nào, nhưng Park không thể
làm suy yếu cả giai cấp chaebol nếu ông muốn biến đổi Hàn Quốc
thành một nền kinh tế công nghiệp trong cuộc đời mình. Ngược lại,
sau khi phạm phải một loạt các sai lầm trong chính sách kinh tế vào
năm 1961-1962 mà gần như đã phải trả giá bằng cả chính quyền quân
sự của mình (xem Chương 2 và 3), Park bắt đầu nhận ra rằng chaebol
có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc vận hành một tổ chức kinh
doanh, như ông am tường hơn trong vận hành nhà nước. Miễn là
chaebol chấp nhận định hướng chính sách kinh tế rộng của mình và
kiềm chế không dính líu vào chính trị vị đảng phái, Park sẽ để chaebol
trở thành các CEO trong quá trình phát triển kinh tế Hàn Quốc, theo
đuổi các mục tiêu được hoạch định chính trị và được cụ thể hóa một
cách quan liêu với quyền tự chủ và tự quyết rất lớn. Trên thực tế, các
chaebol đã trở thành nơi sản sinh ra các ý tưởng chính sách đổi mới
chính, từ việc xây dựng các đặc khu xuất khẩu và các khu phức hợp
công nghiệp đến việc khởi động các công ty thương mại tổng hợp theo
kiểu Nhật Bản và việc tham gia vào giai đoạn bùng nổ xây dựng Trung
Đông vào giữa những năm 1970.
Cũng như sẽ không chính xác khi nhìn nhận Park và chaebol như
người khởi xướng và người hưởng ứng, đặt vấn đề bên nào cần thiết
hơn và bên nào yếu hơn cũng không mang lại ý nghĩa gì. Thay vì vậy,
Chương 9 đề xuất cách nhìn nhận quan hệ nhà nước-chaebol như một
mối hợp tác, đặt vấn đề về cách thức mỗi bên bổ trợ cho nhau như thế
nào. Và đây là một mối quan hệ giữa những người nhìn xa trông rộng.
Park cố gắng trở thành Minh Trị của Hàn Quốc, ngược lại các tập
đoàn chaebol hàng đầu mong muốn phát triển thành các tập đoàn
ngang ngửa với keiretsu của Nhật. Có cùng han, hay nỗi đau, là được
sinh ra từ một trong những đất nước nghèo khổ nhất thế giới, chỉ vừa
được giải phóng khỏi chế độ thực dân Nhật Bản và bị ám ảnh bởi ba
năm xung đột chiến tranh lạnh bạo lực-chuyển thành-chiến tranh dân
sự, Park và chaebol cùng mang theo tầm nhìn phải vực dậy Hàn Quốc