mình khi đánh bại đối thủ, Công ty Dây Điện Taehan, trong việc tìm
kiếm các khoản vay nước ngoài và trong nước với mức lãi suất ưu đãi.
Đáng chú ý, Park xây dựng một mối quan hệ đối tác đặc biệt với Jeong
Ju-young của Hyundai, dựa trên tầm nhìn chung về công nghiệp hóa
nhanh và định hướng tương tự của họ về việc chấp nhận rủi ro, tinh
thần “quyết chí ắt làm nên” và quyết tâm tột bực. Mặc cho vị thế cấp
hai trong các doanh nghiệp lớn Hàn Quốc ở thời điểm đảo chính năm
1961, Hyundai đã được lựa chọn ra từ những tập đoàn doanh nghiệp
khác vững chắc hơn để trở thành đối tác tái thiết quốc gia nhờ độ tín
nhiệm của người chủ sở hữu-giám đốc như một người chấp nhận rủi
ro.
Cuộc cạnh tranh vay nợ và giấy phép những năm 1960 đã thay đổi
đáng kể cấu trúc các doanh nghiệp lớn. Khi đối mặt với một thị trường
rủi ro cao lợi nhuận cao được dẫn dắt bởi chính trị, bốn trong số 10
chaebol lớn nhất ở năm 1960 đã rớt khỏi danh sách 10 tập đoàn đứng
đầu vào năm 1965. Chaebol lớn thứ hai và thứ ba của năm 1960 -
Samho và Kaepung - cùng có mặt trong danh sách các chaebol tụt
hạng và rớt khỏi danh sách 10 vào đầu những năm 1970. Thế chỗ họ là
một nhóm những công ty chấp nhận rủi ro mới: Hanjin, Sinjin Motors,
Ssangyong, Hyundai, Hanhwa, và Taenong. Những chaebol mới này
đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất, lĩnh
vực chiến lược của Park, trái lại các chaebol cũ chủ yếu tham gia vào
các ngành sản xuất nhẹ và thương mại. Đến cuối năm 1969, các khoản
vay nước ngoài tập trung vào các chaebol lớn nhất, bao gồm
Ssangyong, với tổng cộng 150 triệu đô-la Mỹ và Lucky-Gold Star, với
123 triệu đô-la Mỹ.
Sự trỗi dậy của Hyundai vào cuối những năm 1960 là một hiện
tượng rất đặc biệt. Được thành lập vào năm 1947, Công ty Xây dựng
Hyundai vẫn hoạt động một mình mà không có các công ty liên kết và
công ty con cho đến năm 1955, dù công ty đã xây dựng được tên tuổi
là ông trùm xây dựng trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) bằng