ngoài. So với Jeong Ju-young của Hyundai và Kim U-jung của
Daewoo, ông cũng thận trọng hơn trong việc sử dụng các khoản vay
ngân hàng do nhà nước kiểm soát — và vì vậy là các khoản vay nhạy
cảm chính trị hơn — vì phong cách quản lý của ông ít mạo hiểm hơn.
Hơn nữa, vì Samsung vốn đã kiểm soát nhiều đỉnh cao chỉ huy
nền kinh tế Hàn Quốc trong vai trò chaebol lớn nhất, Yi Byeong-cheol
có thể chịu được sự xa xỉ khi cho phép các tập đoàn chaebol khác
tham gia vào những ngành công nghiệp chiến lược do nhà nước thiết
kế và tìm kiếm những đánh giá của những người khác trước khi ông
quyết định các lựa chọn kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, bất chấp những khác biệt trong phong cách lãnh đạo, các
chủ sở hữu-giám đốc hùng mạnh và đầy sức hút của cả các tập đoàn
chaebol cũ và mới từ Yi Byeong-cheol của Samsung đến Jeong Ju-
young của Hyundai và Ku Ja Gyeong của Lucky-Gold Star, tất cả đều
là những người có tầm nhìn tốt với các phong cách quản lý khác biệt.
Đặc trưng của những người sáng lập này là luôn sử dụng các nguồn
lực từ toàn thể các họ hàng thân thích của họ, tuyển chọn họ hàng và
dâu rể vào cấp quản lý và chia sẻ tài sản gia đình. Sau này khi trở
thành các CEO hùng mạnh, họ tạo nên cái mà báo chí gọi là “gia đình
hoàng tộc của người sáng lập”, được hưởng các quyền tiếp cận hơn bất
cứ ai đến các vị trí quản lý và đơn phương ra các quyết định cấp chiến
lược và cấp điều hành mà không hề bị giám sát bởi kiểm toán viên và
các cổ đông nhỏ. Cấu trúc quản trị doanh nghiệp “hoàng gia” này
trông cậy vào tài lãnh đạo của các chủ sở hữu-giám đốc để phát triển
doanh nghiệp, giúp cho các chaebol linh động về mặt tổ chức khi điều
chỉnh trước những thay đổi ở các dấu hiệu thị trường, tuy nhiên cái giá
phải trả là việc ra quyết định vội vàng.
Khủng hoảng tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp, 1968-
1972
Được hỗ trợ bởi lộ trình mở rộng của Park, số lượng các doanh
nghiệp sản xuất gia tăng đến mức khoảng 1.000 mỗi năm trong những