công nghệ với Fiat. Đến năm 1968 ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc
có ba nhà lắp ráp - Sinjin, Hyundai và Asia - với các thỏa thuận
chuyển nhượng lần lượt với các công ty đa quốc gia của Nhật Bản, Mỹ
và châu Âu. Việc có thêm hãng tham gia vào ngành nhanh chóng phản
tác dụng. Với rất nhiều mẫu xe được sản xuất không hiệu quả cùng tỷ
lệ nội địa hóa tương đối thấp, ba doanh nghiệp lắp ráp đến bên bờ vực
trở thành các nhà sản xuất xe hơi kém hiệu quả bị MNC kiểm soát, rất
giống với các hãng xe châu Mỹ Latinh.
Tìm kiếm chiến lược, 1969-1973
Trớ trêu thay, Park tìm cách thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô đến
giai đoạn sản xuất ngay lúc ngành này trở nên quá đông với sự tham
gia của Hyundai và Asia Motors. Chuyển từ giai đoạn lắp ráp thâm
dụng lao động thành giai đoạn sản xuất thâm dụng vốn và công nghệ
chắc chắn sẽ khiến ngành này càng kém hiệu quả và khiến các hãng xe
được tài trợ bằng nợ càng dễ đổ vỡ trước mối nguy hiểm không thể
thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của họ nếu một cuộc suy thoái hình
thành. Park nhận thức được mối nguy này, nhưng không cho phép nó
cản đường các nỗ lực tạo dựng một doanh nghiệp độc tôn của ông.
Trái lại, tin tưởng vào năng lực vực dậy doanh nghiệp từ tình trạng
kiệt quệ và thực hiện điều chỉnh công nghiệp của nhà nước trong
những lúc khó khăn, và bị lôi cuốn bởi chính tầm nhìn HCI của mình,
Park lệnh cho Bộ trưởng MCI Kim Jcong-ryeom vào tháng 10 năm
1968 phải gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các phương tiện được lắp ráp
trong nước. Câu hỏi của ông không phải là có hay không, mà là làm
cách nào để tiến vào giai đoạn sản xuất. Các nhà kỹ trị sẽ phải trả lời
câu hỏi đó.
Tháng 12 năm 1969, khi Kim Jeong-ryeom điều khiển Nhà Xanh
trong vai trò trưởng ban cố vấn, Bộ trưởng MCI mới Yi Nak-seon
công bố Kế hoạch Phát triển Cơ bản cho ngành Công nghiệp Ô tô. Để
phát triển ngành công nghiệp bộ phận và linh kiện, lịch trình gia tăng
tỷ lệ nội địa hóa được MCI chuẩn bị cho từng mẫu xe khách. Bộ này