“Bốn Nguyên tắc”, Trung Quốc sẽ cấm các công ty Nhật Bản có hoạt
động kinh doanh ở Hàn Quốc hoặc Đài Loan tham gia vào thị trường
Trung Quốc. Năm ngày sau, Toyota quyết định rút khỏi Hàn Quốc để
tham gia thị trường Trung Quốc, đánh giá thị trường này có tiềm năng
hơn thị trường Hàn Quốc. Cực kỳ mong muốn tìm được đối tác nước
ngoài thay thế, Sinjin tiếp cận nhiều MNC cho đến khi gặp General
Motors.
Park ủng hộ nhiệt tình sự hợp tác của Sinjin với GM không chỉ vì
các lý do kinh tế mà cả an ninh. Học thuyết Guam năm 1969 của Hoa
Kỳ tìm cách triệt thoái quân sự khỏi Đông Á vốn đã tạo ra nỗi sợ bị bỏ
rơi của Hàn Quốc. Sự tham gia của một công ty chủ chốt ở Mỹ như
General Motors được xem như là củng cố cam kết tiếp tục của Mỹ với
hoạt động phòng vệ cho miền Nam của bán đảo. Tận dụng những quan
ngại an ninh này, General Motors có thể giành được những nhượng bộ
quan trọng trong các cuộc đàm phán với Sinjin. GM kiểm soát hoạt
động tài trợ, nhận 3% tiền bản quyền trên tổng doanh thu bán hàng và
thu phí quản lý 750.000 đô-la Mỹ một năm. Kết quả là sự ra đời
General Motors-Korea vào tháng 6 năm 1972, một liên doanh 50-50
với General Motors và Sinjin mỗi bên đầu tư 24 triệu đô-la Mỹ.
Hyundai Motors cũng vui mừng đón nhận Kế hoạch Phát triển Căn
bản của Yi Nak-seon, nhưng vì một lý do khác. Là một kẻ mới tham
gia vào ngành công nghiệp ô tô, Hyundai xem kế hoạch này như một
cơ hội để vượt qua thị phần và vị trí hàng đầu về công nghệ của Sinjin
chỉ trong một bước. Một cách đặc trưng, Hyundai quyết liệt tiếp cận
Ford về việc thành lập liên doanh, nhưng sau đó nó nhanh chóng quyết
định đi một mình, công ty này kết luận rằng hai bên có những khác
biệt không thể thu hẹp trong các vấn đề chiến lược từ phạm vi kinh
doanh đến quy mô xuất khẩu và quyền quản lý. Là một công ty đa
quốc gia cần phải duy trì sự phân chia lao động giữa các chi nhánh
trên toàn thế giới và chú trọng tối đa hóa lợi nhuận ở tầm hoạt động
toàn cầu hơn là với các đơn vị kinh doanh cụ thể trong chuỗi sản xuất