của mình, Ford nhấn mạnh vào việc giới hạn liên doanh ở mức nhà
máy sản xuất động cơ. Ford ít quan tâm hơn đến việc thiết lập một
trung tâm sản xuất mới ở Hàn Quốc so với việc biến nước này thành
một trong những nguồn sản xuất động cơ trong mạng lưới sản xuất
toàn cầu của Ford. Ngược lại, Hyundai muốn phát triển liên doanh
thành một công ty sản xuất xe hơi tổ hợp thay vì chỉ đơn thuần sản
xuất động cơ. Cùng với vấn đề sản xuất là vấn đề bán hàng. Ngược với
Hyundai mong muốn tận dụng mạng lưới bán hàng toàn cầu của Ford
để xuất khẩu những phương tiện được lắp ráp hoàn chỉnh của liên
doanh, Ford lại chỉ quan tâm đến xuất khẩu các động cơ do liên doanh
sản xuất đến các chi nhánh khác như hàng hóa giao dịch nội bộ trong
chuỗi sản xuất của Ford.
Khi Hyundai chuẩn bị tiến hành một mình, Park và các quan chức
MCI xem xét lại lựa chọn của mình. Hàn Quốc lúc bấy giờ đang trong
quá trình thay đổi chế độ, với việc Park áp dụng hiến pháp yushin từ
trên xuống vào tháng 10 năm 1972 và đột ngột công bố lộ trình HCI
vào tháng 1 năm 1973 nhằm thể hiện các đặc tính chế độ vượt trội của
yushin. Hơn nữa, như đề cập chi tiết ở Chương 7, Park áp dụng cơ chế
tiết kiệm cưỡng bức mang tính thể chế để hỗ trợ sự tham gia ồ ạt của
các tập đoàn chaebol vào các ngành công nghiệp nặng và hóa chất với
các khoản vay được trợ cấp bằng cách thiết lập Quỹ Đầu tư Quốc gia
vào tháng 7 năm 1973. Để hỗ trợ lộ trình HCI bằng chính sách công
nghiệp, MCI cũng tạo ra ba vị trí vụ trưởng mới như một phần trong
nỗ lực của bộ này nhằm tái cấu trúc chức năng, quyền hạn và nhân sự
theo các ngành HCI. Một bộ phận mới sẽ tập trung vào ngành công
nghiệp ô tô. Nói cách khác, không chỉ lợi ích chính trị của chế độ của
Park trong việc đặt ngành ô tô vào một vị thế mới, mà cả các tiềm
năng về mặt tổ chức của nó cũng đã gia tăng rất đáng kể năm 1972 và
1973 nhờ khởi động yushin. Do đó, Park đồng ý với sự tái đánh giá
mang tính phê bình của các nhà kỹ trị MCI về nỗ lực trước đây của họ
nhằm phát triển các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi thông qua sự kết nối