Các thành viên ủy ban cấp phép là các quan chức MCI và các đại
diện Ngân hàng Hanil. Lựa chọn ban đầu của họ là Sammisa, các
chính trị gia DRP xem đây như là bằng chứng cho sự phục hồi của
phái chính thống Kim Jong-pil. Tiếp đó, hai tháng sau, MCI và Ngân
hàng Hanil thay đổi quyết định và chọn Sinjin làm chủ sở hữu mới của
Saenara, lý do là “chất lượng vượt trội” của Sinjin, theo lời của Bộ
trưởng MCI Park Chung-hun. Có tin đồn rằng vào lúc đó đích thân
Park ra lệnh cho MCI đảo ngược quyết định ban đầu vì ông lo ngại về
quyền lực ngày càng cao của Kim Jong-pil. Một nguồn quyền lực của
chính Park bắt nguồn từ sự thiếu chắc chắn về việc có hay không một
cuộc kế nhiệm tổng thống và ai sẽ là người kế vị trong trường hợp
Park quyết định chuyển giao quyền lực. Sự phục hồi của phái chính
thống Kim Jong-pil có thể đưa ông này trở thành người kế vị thật sự.
Park quyết định làm suy yếu nguồn quỹ chính trị của Kim, Sammisa,
thiên vị Yi Hu-rak, người không có sức lôi cuốn cá nhân và do đó ít
khả năng đe dọa hơn. Vì vậy Sinjin tiếp quản nhà máy Saenara vào
tháng 11 năm 1965 và bắt đầu láp ráp một mẫu xe của Toyota, Corona,
với tỷ lệ nội địa hóa 21% vào tháng 5 năm 1966 trong một thỏa thuận
nhượng quyền. Với việc sản xuất Toyota Corona, tổng tài sản của
Sinjin tăng gấp 10 lần trong ba năm tiếp theo, từ 300 triệu won năm
1065 lên 3,2 tỷ won năm 1968. Thị trường xe khách và xe thương mại
trong nước gia tăng nhanh chóng, mặc dù số lượng xe lắp ráp chỉ ở
mức 30.096 chiếc năm 1968.
Trớ trêu thay, khả năng sinh lợi của Sinjin trở thành nguồn gốc của
các khó khăn chính trị. Ngành công nghiệp ô tô thu hút sự chú ý của
các tập đoàn doanh nghiệp cấp hai của Hàn Quốc, nhóm này khi đó
đang tìm cách đa dạng hóa. Bị thu hút bởi khả năng sinh lợi của
Sinjin, nhưng cũng cảm nhận được tiềm năng tăng trưởng của thị
trường ô tô Hàn Quốc, Hyundai Motors và Asia Motors mới thành lập
kiến nghị nhà nước cấp cho họ các giấy phép tham gia ngành công
nghiệp này. Họ lập luận rằng Sinjin quá phụ thuộc vào vốn và công