ông là một lực lượng chính trị và cam kết sẽ đưa Hàn Quốc ra khỏi
tình trạng đói nghèo và bất an quân sự. Xây dựng một nhà máy thép tổ
hợp quy mô như POSCO hoàn toàn phù hợp với chiến lược chính
danh hóa dựa trên thành tựu của Park. Thép là thước đo sức mạnh
quân sự, hiện đại hóa kinh tế và tiến bộ công nghệ. Vì vậy, nó cũng
chính là bằng chứng sống cho vị trí lãnh đạo chính trị của Park.
Nói vậy không phải để khẳng định rằng việc Park xây dựng nhà
máy thép tổ hợp chỉ là phương tiện để chính danh hóa chính trị.
Ngược lại, nó tạo ra tính chính danh cho chế độ của ông chỉ vì nó thỏa
mãn một số nhu cầu thực tế. Seoul tụt hậu xa so với Bình Nhưỡng ở
tiềm lực quân sự khi Park lên nắm quyền trong cuộc đảo chính quân
sự tháng 5 năm 1961. Phòng vệ quân sự chỉ được thực hiện với sự trợ
giúp từ đồng minh Mỹ, nhưng mối quan hệ với người bảo trợ này
cũng không hề được đảm bảo. Washington thẳng tay với chính quyền
quân sự vì đã thử nghiệm các ý tưởng kinh tế “xã hội chủ nghĩa” vào
tháng 6 năm 1962 và thậm chí còn chấm dứt viện trợ để buộc Park
không kéo dài nền cai trị quân sự vào tháng 3 năm 1963. Không
những thế, khi Chiến tranh tại Việt Nam leo thang, có tin đồn lan rộng
về việc Mỹ điều động một số binh sĩ đóng ở Bán đảo Triều Tiên sang
miền Nam Việt Nam. Nóng lòng ngăn cản đồng minh, Park gửi quân
đến Sài Gòn vào năm 1965, từ đó tạo nên một giai đoạn “tuần trăng
mật” (milwol) với Washington - nhưng chỉ được ba năm. Bế tắc an
ninh của Hàn Quốc trở nên tồi tệ hơn trên mọi mặt trận. Quân du kích
Triều Tiên phát động “chiến tranh giải phóng” quy mô nhỏ và thậm
chí đã gần như tấn công Nhà Xanh vào tháng 1 năm 1968. Cùng năm
đó, Bình Nhưỡng đã bắt giữ một tàu tình báo hải quân, Pueblo, trong
vùng Biển Đông và một lần nữa gửi đi lực lượng du kích được huấn
luyện cao cấp đến tỉnh Gangwon để kiểm tra mức độ chuẩn bị quân sự
của Hàn Quốc. Khi đối mặt với mối đe dọa gia tăng quân sự từ Triều
Tiên, Hoa Kỳ khiến Park ngạc nhiên khi kêu gọi các nước đồng minh
và chư hầu gánh vác trách nhiệm phòng thủ châu Á trước những đe