năm 1961 (Chương 3), hỗ trợ cho công cuộc khám phá lại nền văn hóa
truyền thống là khởi nguồn cho ý thức hệ hiện đại hóa mang tính bảo
thủ năm 1971 (Chương 4), ủng hộ chương trình trợ giá lúa mạch và
gạo giai đoạn giữa năm 1968 và năm 1971 (Chương 12), tham gia vào
Pung-nyeon sa-eop (Dự án Thu hoạch Tốt) của Yi Hu-rak nhằm chuẩn
bị cho yushin vào năm 1972 (Chương 8), cũng như định hình phát
triển cho một mô hình kukmin-cha (xe hơi bình dân) cỡ nhỏ được thiết
kế, lắp ráp và tung ra thị trường một cách độc lập vào năm 1973
(Chương 10). Những người này đã bị các nhà hoạt động chaeya chỉ
trích vì đã trở thành lực lượng chính trị được nhà nước bảo trợ và kiểm
soát. Tuy nhiên thực tế còn phức tạp hơn như vậy nhiều. Không đơn
giản chỉ đại diện cho hai thế lực tốt và xấu, hoạt động vì lương tâm và
vì sự bảo trợ nhà nước, các nhà hoạt động chaeya cùng với nhóm cạnh
tranh bảo thủ còn khác biệt trong thế giới quan của họ.
Xã hội dân sự
Các nghiên cứu hiện tại dựa trên những lý thuyết về nhà nước phát
triển và mạng lưới đề cập đến các lực lượng quần chúng không phù
hợp hơn những thuyết dựa trên hệ thống quan liêu, chaebol và các
đảng phái chính trị. Đặc biệt, các lực lượng quần chúng này được xem
như là những đối tượng kiểm soát được đánh đổi với tăng trưởng kinh
tế và an ninh quân sự, như trong trường hợp của các công nhân công
nghiệp và nông dân; hoặc như khi một tiếng nói dũng cảm của lương
tâm giúp cho dân chủ hóa trở thành một hệ quả không thể tránh được
bất kể quyền lực thống trị của nhà nước như trong trường hợp của các
nhà hoạt động chaeya. Tuy nhiên, sức mạnh siêu tăng trưởng mà Hàn
Quốc đạt được với lực đẩy chính đến từ hoạt động xuất khẩu và HCI
có lẽ đã không khả thi nếu các quan chức nhà nước chỉ sử dụng những
“cây gậy” như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định. Phương pháp
phân loại nhị nguyên mang tính ý thức hệ phân chia lực lượng ủng hộ
và chống đối Park thành người dân nông thôn có tư duy hạn hẹp bị
cưỡng bức phải nhập ngũ và các đối thủ tham gia chính trị ở thành thị