tuy nhỏ nhưng độc lập, phải sống ngang hoặc dưới mức duy trì sự
sống.
Từ năm 1950, nhà nước cũng tước đoạt phương tiện sinh
sống của người nông dân, buộc họ phải bán ngũ cốc dưới giá thị
trường nhằm bình ổn giá bán ngũ cốc ở khu vực thành thị. Cuối cùng,
nhà nước thậm chí còn thu mua ngũ cốc với giá thấp hơn chi phí sản
xuất của nông dân.
Tiếp tay cho chính sách này là khoản viện trợ
nông nghiệp khổng lồ do Hoa Kỳ cung cấp theo Luật Công 480.
Nguồn cung viện trợ ngũ cốc dễ dàng từ Mỹ rõ ràng đã làm mất đi
động lực để nhà nước gia tăng sản xuất trong nước thông qua giá ngũ
cốc cao hơn. Thay vì các khuyến khích giá cho nông dân, nhà nước
phải đảm bảo trữ lượng ngũ cốc bằng cách phụ thuộc vào các kênh
hành chính địa phương, bao gồm hợp tác xã nông nghiệp. Việc thu
mua được thực hiện chủ yếu như một phần trong hệ thống mua bán
gạo-phân bón hoặc như một loại thuế đất nông nghiệp bằng hiện vật.
Các nông dân càng trở thành mục tiêu hấp dẫn hơn để vận động
chính trị khi họ chiếm đến 58,3% tổng dân số Hàn Quốc năm 1961.
Hơn nữa, không như bối cảnh chính trị thành thị, bị chi phối bởi các
chính trị gia và các nhà hoạt động xã hội đối lập - những người cho
rằng Cuộc cách mạng Sinh viên ngày 19 tháng 4 năm 1960 của họ đã
bị ngăn chặn bởi cuộc đảo chính quân sự của Park, khu vực nông thôn
không chỉ thiếu hệ thống tổ chức hàng ngang của riêng mình mà còn
bị kiểm soát chặt chẽ bởi bộ máy quan liêu nhà nước, đặc biệt là Bộ
Nội vụ (MHA). Khi các lực lượng Cánh tả bị loại bỏ vào cuối Chiến
tranh Triều Tiên năm 1953, nhà nước không còn nhấn mạnh vào tầm
quan trọng chính trị ở Hiệp hội Nông dân Hàn Quốc (KFA) Cánh hữu
mà hầu như đã rơi vào quên lãng sau năm 1955. Với sự thiếu vắng các
lực lượng nông thôn tự chủ, Park có thể xây dựng sự ủng hộ của nông
thôn qua quá trình vận động chính trị định hướng quan liêu như
Samuel P. Huntinton có lần gọi là “Cuộc trỗi dậy Xanh”, trong đó
“một bộ phận quý tộc thành thị thu hút hoặc [xây dựng] liên minh với
những cử tri nông thôn quan trọng và kéo họ vào chính trị để áp đảo