kiểm soát và huy động người dân nông thôn mà không hề có bất cứ sự
chống đối trực tiếp hoặc gián tiếp nào từ nông dân? Có phải Park chỉ
khai thác vùng nông thôn để tạo ra siêu tăng trưởng kinh tế vĩ mô?
Bằng cách kết hợp tổng số phiếu bầu quốc gia hoặc phiếu bầu địa
phương để lý giải những biến động trong sự ủng hộ của nông thôn
dành cho Park theo thời gian và giữa các địa phương, chương 12 cho
thấy tính phức tạp của chính trị nông thôn Hàn Quốc mà những người
theo thuyết yeo-chon ya-do đã bỏ qua. Đầu tiên, chương này sẽ lập
luận rằng chiến lược nông thôn của Park là một yếu tố biến đổi, hướng
về lợi ích nông dân trong những năm chính quyền quân sự (1961-
1963), rồi đổi sang chiến lược chèn ép nông nghiệp đối lập (1964-
1968), và sau đó hướng đến liên minh “lúa mì và thép”
Bismarck, tuy đúng thời điểm chính trị nhưng thiếu bền vững về kinh
tế, dựa đồng thời trên việc hỗ trợ giá gạo cho nông dân cũng như
khuyến khích sự tham gia của các tập đoàn chaebol vào các ngành
công nghiệp nặng và hóa chất (1968-1979). Cũng như sự lắt léo trong
chính trị nông thôn của ông cho thấy, Park xem người nông dân như
những chủ thể lý trí, đánh giá lợi ích và chi phí trong chính sách nông
nghiệp của ông và hành động theo những đánh giá đó trong các cuộc
bầu cử bằng phiếu bầu của họ. Lá phiếu nông thôn không phải lúc nào
cũng ủng hộ Park; chúng phải được nuôi dưỡng bằng những khuyến
khích. Do đó, Park cũng phải là một nhà vận động lý trí, thay đổi
chiến lược nông thôn khi các vận may chính trị của ông biến động lên
xuống và các mục tiêu chính trị trọng yếu của ông thay đổi.
Thứ hai, mặc dù vậy, tính lý trí có một đối thủ - không phải từ văn
hóa truyền thống và tinh thần tuân thủ chính trị như thuyết yeo-chon
ya-do đưa ra, mà từ cảm tình địa phương chủ nghĩa đầy biến động liên
tục tái xác định chủ thể trung thành và đối tượng chống đối trong các
cuộc đấu tranh bầu cử. Sức mạnh của chủ nghĩa địa phương cũng là
một yếu tố biến đổi, nổi lên nhanh và mạnh nhất ở địa phương có
người con thân yêu của mảnh đất đó tranh cử quyền lực và quyền hạn