thôn một cách có chọn lọc với mục tiêu huy động từ trên xuống. Thứ
tư, khi đã chắc chắn về sự ủng hộ chính trị của vùng nông thôn, liên
minh cầm quyền có thể thay đổi các quy định thương mại thành bất lợi
cho nông dân và hướng về các nhà sản xuất ở thành thị nhằm mục tiêu
tạo ra siêu tăng trưởng công nghiệp định hướng xuất khẩu.
Chắc hẳn bốn ý kiến về yeo-chon ya-do góp phần vào việc cho thấy
vai trò của các nông dân Hàn Quốc như một loại mạng lưới an toàn
cho Park Chung Hee (1961-1979). Trong mắt những người ủng hộ
quan điểm yeo-chon ya-do, nguồn ủng hộ bầu cử vững chãi từ vùng
nông thôn, kể cả khi Park chèn ép tài chính vùng này để có được các
nguồn lực phát triển công nghiệp cần thiết, cho phép ông “xử lý” được
cuộc đua tranh cử vào những năm 1960 và kiểm soát được khu vực
thành thị hay gây tranh cãi chính trị bằng công tác huy động bầu cử từ
trên xuống trong những năm 1970, bất kể sự căm ghét của cá nhân ông
với các cuộc bầu cử và “sự gắn kết có chọn lọc” của ông với chủ nghĩa
độc tài thay vì dân chủ trong chiến lược hiện đại hóa. Quan trọng
không kém, từ quan điểm của những người theo thuyếtyeo-chon ya-
do, sự ủng hộ từ nông thôn góp phần làm giảm đi những khó khăn
chính trị của Park trong quá trình hiện đại hóa. Park biết rằng người
hưởng lợi chính từ nỗ lực hiện đại hóa - khu vực thành thị “hiện đại”
và “năng động”, tách khỏi lối sống truyền thống - sẽ chống đối ông
trên nền tảng ý thức hệ. Tuy nhiên, Park vẫn cương quyết với mục tiêu
hiện đại hóa vì ông hiểu rằng khu vực nông thôn sẽ giải cứu ông do
khu vực này áp đảo số phiếu bầu tuy đang gia tăng nhưng vẫn còn là
thiểu số của cư dân thành thị chống đối.
Thực tế về sự ủng hộ vững chắc mà khu vực nông thôn dành cho
Park trong thời gian cầm quyền chính trị là điều không cần phải tranh
cãi. Vấn đề cần xem xét là động lực, khả năng hỗ trợ chính trị của
người nông dân cùng chiến lược chính trị của Park để uốn nắn họ. Có
phải người nông dân là tù nhân của tinh thần tuân thủ có trong văn
hóa? Có phải các cỗ máy bầu cử địa phương của Park đơn phương