Chương 12
NÔNG THÔN
- Lee Young Jo -
Vì hầu hết các tổ chức nông dân hướng tả đã bị xóa sổ trong quá
trình thử thách cách mạng và chống đối phản cách mạng giai đoạn
1945-1953 nên không hề có các phong trào nông dân tự chủ đáng bàn
luận ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự thiếu vắng này không đồng nghĩa với
việc tầng lớp nông dân không giữ vai trò quan trọng trong chính trị.
Quan điểm thịnh hành về vai trò của họ là quan điểm về yeo-chon ya-
do (nông thôn ủng hộ chính phủ, thành thị ủng hộ phe đối lập). Những
người ủng hộ quan điểm này đưa ra bốn ý kiến. Thứ nhất, sau cuộc cải
cách ruộng đất vào đầu những năm 1950, nông thôn trở thành nền
móng ủng hộ vững chắc cho liên minh cầm quyền kể cả khi liên minh
này theo đuổi chiến lược kinh tế đối lập với lợi ích của khu vực nông
thôn. Thứ hai, các nông dân làm vậy vì khi gắn bó sâu sắc với văn hóa
truyền thống, lớn lên trong tinh thần tuân thủ chính trị và trông chờ
vào sự hướng dẫn từ các thủ lĩnh bộ tộc, trưởng làng cũng như quan
chức địa phương, họ thiếu đi tinh thần tự chủ cá nhân cùng “năng lực
dân sự” và trở nên sẵn sàng chịu sự huy động từ trên xuống trong việc
ủng hộ liên minh cầm quyền. Thứ ba, những người có quyền lực trong
tay chịu trách nhiệm chỉ huy nhà nước và tổ chức đảng sâu rộng mà
thông qua đó truyền đi “củ cà rốt” tưởng thưởng cho những người ủng
hộ ở nông thôn và sử dụng “cây gậy” trừng phạt phe chống đối ở nông