những đối tác liên minh tiềm năng. Kết quả là thành công đầy ấn
tượng, tuy vậy quá trình để Hàn Quốc đạt đến thành công không ấn
tượng chút nào. Kế cả khi nhà nước hùng mạnh đã đảm bảo nguồn
cung cấp ổn định các khoản cho vay chính sách có trợ cấp, bảo hộ
thương mại, đặc quyền giấy phép và ổn định công nghiệp thông qua
chủ nghĩa công đoàn công ty hà khắc, phải mất đến một thập niên để
xây dựng được nhà máy thép tổ hợp với quy mô mà Park hình dung.
Thành công của POSCO là sản phẩm của tài năng lãnh đạo và khả
năng chấp nhận rủi ro. Nếu không có cam kết vững chắc của Park với
việc phát triển ngành thép Hàn Quốc và tài năng của Park Tae-jun để
tìm kiếm sự ủng hộ từ giới lãnh đạo chính trị, quan chức và quý tộc
doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước, POSCO có lẽ sẽ không thể
được như ngày hôm nay. Hai doanh nhân chính trị vĩ đại này đã chỉ
đảm bảo được các nguồn vốn cho POSCO sau những thất bại liên tiếp,
và họ cũng bảo vệ tính minh bạch của tổ chức trước những kẻ trục lợi
có quyền lực trong những năm hình thành công ty. Chính sự đóng góp
to lớn cùng tài năng lãnh đạo của Park Tae-jun và Park Chung Hee đã
bảo vệ và nuôi dưỡng POSCO thành một doanh nghiệp sản xuất thép
đẳng cấp thế giới.
Tố chất lãnh đạo chính trị quan trọng đảm bảo cho thành công của
POSCO gồm khả năng chấp nhận rủi ro hay sự bất cẩn, tùy theo quan
điểm ý thức hệ của người tiến hành đánh giá. Một loạt những đơn vị
cho vay nước ngoài từ USAID đến Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa
Kỳ, Ngân hàng Thế giới và thành viên đại diện quốc gia trong KISA
bác bỏ yêu cầu cấp vốn của Park vì tầm nhìn biến Hàn Quốc thành
“cường quốc thép” (cheolgang kangguk) của ông mâu thuẫn với kiến
thức về kinh tế học tân cổ điển. Hàn Quốc tìm được sự ủng hộ từ Nhật
Bản năm 1969 không có nghĩa rằng người Nhật nghĩ khác đi. Mặc cho
những thảo luận của Nhật về lợi thế cạnh tranh năng động, giới lãnh
đạo LDP, lãnh đạo keidanren và quan chức quyết định hỗ trợ dự án
POSCO chỉ vì dự án này được tài trợ bằng các quỹ bồi thường thiệt