Inayama của Keidanren ủng hộ dự án Kwangyang, dù chỉ ở “mức độ
cá nhân” theo lời của Park Tae-jun.
POSCO biến thách thức thành cơ hội để đa dạng hóa nguồn cung
cấp tín dụng, công nghệ và thiết bị sản xuất. Áo và Đông Đức phản
hồi đặc biệt tích cực, cung cấp thiết bị sản xuất với giá thấp nhằm đảo
ngược tình thế các hóa đơn xuất khẩu đang sụt giảm của họ. Cảnh giác
với sự sẵn sàng hợp tác cùng POSCO của hai nước này, nhưng cũng lo
sợ mất đi thị trường thiết bị sản xuất Hàn Quốc, ước tính vào khoảng
2,3 tỷ đô-la Mỹ, một số công ty Nhật đã thay đổi lập trường và hứa
hợp tác công nghệ, tạo điều kiện để POSCO xây dựng Nhà máy Thép
Kwangyang. Khi POSCO đã nâng cao năng lực huy động vốn độc lập
từ nước ngoài, tham gia vào cải tiến công nghệ, và nắm giữ các thị
trường xuất khẩu mới thông qua hiện thực hóa lợi thế kinh tế theo quy
mô, Park Tae-jun mới có thể tập hợp được một liên minh các nhà
chuyển nhượng công nghệ, nhà cung cấp máy móc và ngân hàng cho
vay nước ngoài nhằm phục vụ dự án đầu tư Kwangyang theo những
quy định thương mại nghiêm ngặt.
Tài lãnh đạo của Park Tae-jun càng trở thành một tài sản to lớn đối
với POSCO hơn sau cái chết của Park năm 1979. Trước thời điểm sụp
đổ của chế độ yushin, Park Tae-jun đóng vai trò kết nối giữa POSCO
và trung tâm quyền lực tối thượng, Park Chung Hee. Từ việc phòng
thủ trước các áp lực đòi hỏi đóng góp tài chính của các đảng phái
chính trị đến cuộc đấu tranh chống lại các áp lực đòi nhượng bộ từ
giới vận động hành lang nước ngoài
chức của POSCO trong các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ giữa các
bộ, chính Park là người thay đổi cán cân quyền lực theo hướng có lợi
cho POSCO. Tổng thống là một tấm lưới an toàn, bảo vệ POSCO khỏi
những kẻ trục lợi và những quan chức can thiệp trong những năm sơ
khai và cho công ty đủ thời gian cần thiết để xây dựng đặc trưng
doanh nghiệp, tính tự chủ về mặt tổ chức và sức mạnh công nghệ
nhằm phát triển lên từ giai đoạn sơ khai. Khi Park chết, Park Tae-jun