KỶ NGUYÊN PARK CHUNG HEE VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KỲ CỦA HÀN QUỐC - Trang 516

tổng thống. Cử tri Gyeongsang, dù là nông thôn hay thành thị, đều ủng
hộ Park trong các cuộc bầu cử tổng thống. Với tinh thần tương tự,
Nam Chungcheong một lòng ủng hộ Yun Po-sun của phe đối lập năm
1963 và 1967, và Jeolla ủng hộ Kim Dae-jung năm 1971. Các khu vực
nông thôn không có ứng viên tổng thống, như ở Jeolla năm 1967 và
Chungcheong năm 1971, sẵn sàng đặt nặng các lợi ích kinh tế hơn
trong các tính toán bầu cử. Ngược lại, trong bầu cử Nghị viện Quốc
gia, chủ nghĩa bảo trợ

[149]

trở thành phương tiện trung gian chính trị

chủ yếu vì cử tri nông thôn phản ứng ngay tức khắc với các khuyến
khích kinh tế. Để ban bố phần thưởng và hình phạt cá nhân, nhà nước
phát triển thành một cỗ máy chính trị, với sức mạnh ảnh hưởng đến
hầu hết các khía cạnh đời sống hằng ngày ở nông thôn.

“Cuộc trỗi dậy Xanh”, 1961-1963

Khi đã lật đổ chính quyền dân chủ được bầu lên của Chang Myon

(1960-1961), Park biết rằng cơ may tồn tại trên chính trường lớn nhất
của ông nằm ở khả năng tận dụng những bất mãn của công chúng
trước sự vô năng của Chang Myon. Để phân biệt chính mình với
Chang Myon, ông tập trung tạo ra tăng trưởng kinh tế và an ninh quốc
gia. Trong các năm chính quyền quân sự, Park tin rằng mức sống nông
thôn được cải thiện là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, sức
mua gia tăng của nông dân sẽ mở rộng sản xuất công nghiệp. Chiến
lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu (ELI), thường được xem
là dấu ấn trong chương trình phát triển kinh tế của Park, lúc đó chưa
có trong “bộ công cụ” của ông.

Bên cạnh niềm tin vào tiềm năng hỗ trợ, nếu không phải là dẫn dắt,

quá trình siêu tăng trưởng của khu vực nông thôn, Park cũng tìm kiếm
một vùng đệm chính trị ở khu vực này. Yếu ớt về kinh tế, tụt hậu về xã
hội và kém tổ chức về chính trị, nông dân Hàn Quốc trở thành mục
tiêu hiển nhiên để vận động chính trị, Với một ít “cà rốt”, người nông
dân có thể được tranh thủ để trở thành một trụ cột trong trật tự chính
trị. Hầu hết nông dân Hàn Quốc đều là những “chủ sở hữu- nông dân”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.