nghiệp hóa sẽ được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (các
SME), tập trung vào thay thế nhập khẩu và huy động vốn từ tiết kiệm
trong nước thay vì nợ nước ngoài. Trái ngọt của công nghiệp hóa cần
được chia sẻ công bằng, thay vì để mặc theo cơ chế thẩm thấu của thị
trường. Ở kế hoạch thay đổi kinh tế năm 1961 này, phát triển nông
nghiệp có vai trò quan trọng vì yếu tố này sẽ gia tăng sức mua của cư
dân nông thôn, từ đó tạo ra thị trường mở rộng cho hàng hóa sản xuất.
Không có ngành nông nghiệp thịnh vượng, Park liên tục tuyên bố, bất
kỳ cuộc họp nào về phát triển đất nước chắc chắn sẽ chỉ là “lời hứa
rỗng tuếch”.
Tháng 8 năm 1961, chính quyền quân sự sáp nhập Ngân hàng Nông
nghiệp với Hiệp hội Hợp tác xã Nông trại vào NACF mới thành lập,
kết quả là ngay lập tức biến 17.000 đơn vị hợp tác xã địa phương
thành các chi nhánh ngân hàng thật sự. Bên cạnh việc khôi phục các
hợp tác xã nông thôn từng không hoạt động bằng cách thúc đẩy họ
cung cấp cho nông dân nhiều loại dịch vụ, gồm cung cấp tín dụng,
mua, bán hàng hóa thông dụng và giãn nợ, sự sáp nhập này đã cố gắng
tăng cường hơn nữa tầm kiểm soát của chính quyền quân sự ở nông
thôn. Hai ngày sau, Ủy ban Tài chính và Tiền tệ phân bổ tiền được
chia cho nhà nước để thanh toán trước số gạo nhà nước mua cho quý
ba năm đó. Hóa đơn tổng cộng trị giá 11,1 tỷ hwan, cao hơn 1,7 tỷ
hwan so với kế hoạch ban đầu. Tháng 12 năm 1963, Park ra lệnh cho
chính quyền tỉnh chuẩn bị biện pháp xóa bỏ vấn đề thiếu hụt ngũ cốc ở
nông thôn vào các tháng mùa xuân đói kém. Tháng tiếp theo, ông cấp
các khoản vay hiện vật trị giá nửa triệu seok (1 seok =180 lít) ngũ cốc
cho khoản 310.000 hộ gia đình nông thôn cạn kiệt ngũ cốc. MHA
quyết tâm tiến hành theo hướng dẫn của Park, thậm chí sa thải chủ tịch
ủy ban huyện Buyeo ở tinh Nam Chungcheong vì thất bại của ông này
khi “nhiệt tình” điều tra tình trạng thiếu thốn lương thực tháng 2 năm
1962.