phiếu toàn dân để bày tỏ sự không hài lòng về khả năng lãnh đạo
chính trị quốc gia thay vì một cơ hội để quyết định tương lai của họ.
Ngược lại, trong bầu cử Nghị viện Quốc gia, nông dân ủng hộ ứng
viên có thể đem lại lợi ích kinh tế và xã hội cụ thể, đó là người ứng
viên có thể xây cầu, phát triển trường học, tăng thêm quyền cho
NACF và các tổ chức làng xã tập thể khác với ngân sách lớn hơn, và
tổng quát hơn, mở cánh cửa dẫn đến các trung tâm quyền lực địa
phương bao gồm MHA, MAF và cảnh sát. Thứ mà nông dân tìm kiếm
ở đại biểu nghị viện quốc gia là khả năng gắn kết làng xã với bộ máy
quan liêu nhà nước đặt ở Seoul xa xôi. Khả năng trung gian đó được
đảm bảo tốt nhất khi bỏ phiếu cho DRP, chứ không phải NDP, đảng
này hầu như bị loại khỏi các trung tâm quyền lực quốc gia và địa
phương. Các ứng viên DRP biết làm cách nào để ngăn chặn quan chức
EPB và MoF tham nhũng tiến dành cho các dự án làng xã.
Theo đó, có thể lý giải việc giành lại Jeolla và các tỉnh nông thôn
khác của DRP trong cuộc bầu cử Nghị viện Quốc gia năm 1967 mà
không giả định rằng nông dân Hàn Quốc có văn hóa tuân thủ. Vì mức
độ tập trung hóa cực độ trong bộ máy quan liêu nhà nước và việc cách
ly các bộ ngành nhà nước khỏi các lực lượng bên ngoài trừ Nhà Xanh,
DRP và chaebol, nên việc bỏ phiếu cho DRP trong các cuộc bầu cử
Nghị viện Quốc gia theo chủ nghĩa bảo trợ là điều được kỳ vọng từ
một người “nông dân lý trí” không ngừng tính toán lợi ích và chi phí
từ các lựa chọn chính trị đồng thời cân đo đong đếm thuận lợi và bất
lợi của việc ủng hộ ứng viên đối lập.
Cuộc trỗi dậy Xanh lần thứ hai, 1968-1979
Cũng quan trọng không kém đối với khả năng tài trợ cho công
nghiệp định hướng xuất khẩu của Park, chèn ép nông nghiệp đang gây
ra những vấn đề chính trị nghiêm trọng cuối những năm 1960. Trong
giai đoạn 1962-1971, khu vực sơ cấp, bao gồm nông nghiệp và các
lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp tương đối nhỏ, hằng năm tăng trưởng
trung bình 4%, thấp hơn 14,2 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng