Năm 1968, sáng kiến hệ thống hai tầng giá của Park đã được áp
dụng cho lúa mạch.
Theo kế hoạch này, MAP thu mua lúa mạch
với giá trên mức thị trường và bán lại cho dân thành phố ở mức dưới
giá thị trường thông qua mạng lưới phân phối do NACF độc quyền.
Mục tiêu là thúc đẩy tiêu thụ lúa mạch thay vì gạo, MAF cho rằng làm
như vậy sẽ gia tăng thu nhập nông thôn, giúp người nghèo thành thị
bớt lệ thuộc vào gạo nhập khẩu đắt tiền và hạn chế thâm hụt thương
mại. Chất xúc tác để áp dụng hệ thống mới này là việc chấm dứt có lộ
trình chương trình viện trợ PL480 từ Hoa Kỳ, tuy nhiên chính sách
mới này cũng có động lực chính trị. MAF công bố chính sách này như
một phần trong chương trình của Park nhằm thu hút sự ủng hộ từ nông
thôn cho cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về việc điều chỉnh hiến pháp
tạo điều kiện cho nhiệm kỳ tổng thống thứ ba. Giữa chiến thắng của
Park trong cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc năm 1969 và bầu cử tổng
thống năm 1971, MAF mở rộng hệ thống hai tầng giá để đưa gạo vào.
Động thái này cho thấy sự đổi hướng căn bản trong chiến lược chính
trị và chính sách kinh tế của Park. Việc đưa gạo vào hệ thống chắc
chắn sẽ tiêu tốn của chính phủ rất nhiều tiền, do đó cần phải có sự thay
đổi trong phân bổ nguồn lực.
Chính sách phân bón cũng thay đổi. Ý thức được rằng việc nhà
nước đảm bảo lợi nhuận cao cho ba hãng sản xuất liên doanh lớn nhất
làm tổn hại đến nông dân qua việc làm tăng giá phân bón, MAF liên
kết với MoF để thiết lập quỹ công nhằm cung cấp phân bón cho nông
dân ở giá dưới mức nhà nước đã trả. Thâm hụt từ Quỹ Quản lý Ngũ
cốc do hỗ trợ giá và Quỹ Phân bón do hỗ trợ phân bón sẽ được tài trợ
bằng tín dụng từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc theo cách tạo ra
lạm phát. Đồng thời, Park áp dụng kế hoạch công nghiệp hóa ngành
công nghiệp nặng và hóa chất (HCI) quá mức tham vọng. Park đang
thiết kế liên minh “ngũ cốc và thép” theo kiểu Bismarck riêng của ông
để đối phó với lực lượng chống đối được dự kiến khi ông chuyển sang
chế độ độc tài tháng 10 năm 1972. Park điên cuồng theo đuổi các