doanh nghiệp lớn bằng các dự án đầu tư lớn trong các ngành công
nghiệp nặng và hóa chất đồng thời thu phục nông dân bằng trợ giá ngũ
cốc và phân bón từ nhà nước. Tuy nhiên liên minh ngũ cốc-thép theo
kiểu của Park gặp phải sự bất đồng nội bộ ngay từ lúc bắt đầu. Cộng
đồng doanh nghiệp không vui với chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm
giảm áp lực của tình trạng lạm phát bị gây ra bởi việc đồng thời theo
đuổi HCI và Cuộc trỗi dậy Xanh thứ hai. Đối với chaebol, các nông
dân nhỏ lẻ của Hàn Quốc, những người khai thác nhân lực của gia
đình họ chỉ để tồn tại chứ không thể trở thành “Đại địa chủ” của nước
Đức thời Bismarck, xứng đáng với vai trò đối tác yếm thế trong liên
minh yushin của Park. Thay vì hợp tác với nông dân để hỗ trợ con
đường hiện đại hóa mang tính bảo thủ của Park, các chaebol thường
xuyên cố gắng đá gánh nặng điều chỉnh sang cho khu vực nông thôn
bằng cách vận động hành lang để giảm quy mô chính sách giá ngũ cốc
cao và giá phân bón thấp của Park.
Mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp lớn và khu vực nông thôn nổi lên
dưới dạng xung đột giữa các bộ. Năm 1972, EPB đề xuất chỉ tăng 5%
giá mua gạo so với năm trước để kiềm giữ lạm phát ở mức 3%. MAP
bác bỏ và cuối cùng thành công khi tăng 8% giá mua. Sau đó, 12 ngày
trước cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp yushin độc tài mới được ban
hành, Park hủy bỏ thỏa thuận EPB-MAF và ra lệnh tăng giá 13%.
Không những thế, Park ra lệnh cho MAE trả cho loại gạo năng suất
cao (HYR) ít phổ biến hơn bằng giá của các loại phổ biến và mua hết
mức nông dân sẵn sàng bán. Đồng thời, Park hiểu rằng việc lệ thuộc
vào riêng trợ cấp sẽ không thể tiếp tục lâu dài, ông lệnh cho MAF tiến
hành nghiên cứu phát triển để hỗ trợ tăng sức cạnh tranh cho người
nông dân và giảm bớt áp lực ngân sách nhà nước. Năm 1971, MAT tự
hào giới thiệu giống HYR mới có tên tongilbyeo, hay gạo Thống nhất.
Giống mới này giúp nâng cao thu nhập của vùng nông thôn nhờ chính
sách của MAF thu mua tongilbyeo ở mức giá cao và số lượng lớn bất
chấp giống này không được ưa chuộng vì hương vị kém.