và bộ máy quan liêu nhà nước. Mục tiêu đó dễ đạt được nhất bằng
cách bầu cho ứng viên DRP.
Xem lại thuyết yeo-chon ya-do
Mối quan hệ giữa cử tri nông thôn và chế độ của Park phức tạp hơn
nhiều so với những gì mà quan điểm yeo-chon ya-do thịnh hành cho
thấy. Như một phân tích hồi quy của Jae-On Kim và B. C. Koh về mẫu
hình bầu cử của cử tri Hàn Quốc cho thấy, “khả năng giải thích”
của việc thành thị hóa biến đổi mạnh mẽ trong giai đoạn cầm quyền
chính trị của Park, từ cao ở mức 66% trong cuộc bầu cử năm 1971 đến
thấp ở mức 2% trong cuộc bầu cử năm 1967. Lựa chọn của khối cử tri
nông thôn khá khác nhau ở lần bầu cử này so với lần khác, như các lựa
chọn của cử tri Jeolla cho thấy. Họ ủng hộ Park vì cải cách nông thôn
năm 1964, nhưng lại bỏ rơi ông để ưu ái Yun Po-sun của NDP vào cao
trào của giai đoạn chèn ép nông nghiệp năm 1967. Sau đó, nhiệt liệt
hưởng ứng việc ứng cử của người con được ủng hộ của mình vào NDP
năm 1971, cử tri Jcolla chống lại Park bất chấp bước ngoặt đảo ngược
trong chính sách nông nghiệp của ông. Ngược với hình ảnh người
nông dân dễ bị gây ảnh hưởng và thuyết phục được mô tả bởi những
người theo thuyếtyeo-chon ya-do, cư dân nông thôn Hàn Quốc thể
hiện rõ thái độ của họ mỗi khi không hài lòng.
Kể cả chủ nghĩa địa phương cũng đóng góp một số đặc trưng trong
hành vi bầu cử mang tính kinh tế, ngoài ra còn hỗ trợ mạnh mẽ hoạt
động chính trị theo bản sắc.
Nông dân ở các tỉnh Gyeongsang
không ngừng hỗ trợ Park không chỉ vì lòng trung thành địa phương
chủ nghĩa mà còn vì yếu tố mà Albert O. Hirschman gọi là “hiệu ứng
đường hầm”. Hiệu ứng đường hầm xảy ra khi những người rơi lại phía
sau chọn cách không nổi loạn mà sẽ kiên trì với niềm tin rằng họ cũng
sẽ được chia sẻ trái ngọt từ tăng trưởng kinh tế như những người vốn
đã đạt được thành quả trước đó. Nhìn thấy người dẫn đầu trong cuộc
đua đến sự hiện đại không tạo ra sự xa lánh, mà thay vào đó là hy
vọng vào một tương lai tươi sáng hơn cho những người bị bỏ lại phía