từ lực lượng dân tộc chủ nghĩa sang các chiến sĩ vì tự do rồi sang các
nhà cải cách xã hội, và khi Park thắt chặt khả năng kiểm soát và trấn
áp, lực lượng chaeya, vốn nổi lên từ những thành viên phân tán về địa
lý, hỗn độn về ý thức hệ, ngày càng cần phải củng cố mạng lưới theo
chiều ngang này bằng một tổ chức bảo trợ tầm quốc gia để phối hợp
tấn công đồng bộ vào chế độ. Cuộc thử nghiệm bắt đầu với các nỗ lực
của chaeya chống lại quá trình bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản
năm 1964 và ngăn cản Park thay đổi hiến pháp năm 1969. Với việc
ngả sang chế độ độc tài, chaeya đẩy mạnh hơn cuộc thử nghiệm tổ
chức của họ, thành lập Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Dân chủ năm 1971,
Đại hội Nhân dân Tái thiết Dân chủ năm 1974, Liên minh Quốc gia vì
Dân chủ năm 1978 và Liên minh Quốc gia vì Dân chủ và Thống nhất
năm 1979.
Thay vì thành lập tổ chức có cấp bậc tổ chức chặt chẽ một cách lâu
dài, lực lượng chaeya ưu tiên thành lập liên minh và giải tán khi các
thời cơ theo sự kiện xuất hiện và tan biến. Chiến lược chiến tranh du
kích đánh và chạy không chỉ tạo cho lực lượng chaeya tính linh động
chính trị mà còn đảm bảo tính tự chủ của các thành viên. Ngoài ra,
chiến lược đó là cách duy nhất để chiến đấu với nhà nước quân đội và
thoát khỏi mạng lưới giám sát chặt chẽ của nhà nước.
Bên cạnh những nỗ lực thành lập một tổ chức bảo trợ ở tầm quốc
gia để điều phối nỗ lực chống đối, chaeya tham gia vào các đổi mới tổ
chức cấp địa phương và ngành. Một lượng lớn các nhóm nhà thờ liên
minh thành Hội Linh mục Công giáo Quốc gia vì Hiện thực hóa Công
bằng và Hội đồng Nhà thờ Quốc gia Hàn Quốc. Ngoài ra cũng có Hội
Nhà truyền giáo Cơ đốc Công nghiệp Thành thị Hàn Quốc và Hội
Công nhân Công giáo Trẻ, được tổ chức để gia tăng quyền lực cho
công nhân. Vẫn có những người khác tổ chức thành rất nhiều nhóm
giám sát nhân quyền. Từ những tổ chức này sẽ nổi lên thế hệ lãnh đạo
chaeya thứ hai có nguồn gốc tôn giáo: các mục sư Tin lành Kim Sang-
gun, Yi Hae-dong, Cho Sung-hyok, Oh Chung II, và In Myong-jin;