thành tựu chính trị chống chủ nghĩa cộng sản được xây dựng trong
thời kỳ là nhà hoạt động sinh viên trong các cuộc đấu tranh ý thức hệ
tả-hữu sau giải phóng và Kim Young-sam kiêu hãnh với tinh thần
trung hòa cùng vai trò trung tâm trong chính trị lập pháp từ năm 1954,
Kim Dae-jung tham gia vào chính trị Hàn Quốc như một người cánh
tả từ năm 1945. Đến năm 1946, ông tham gia vào Ủy ban Chuẩn bị
Độc lập Hàn Quốc và Ủy ban Nhân dân thuộc cánh tả đồng thời hoạt
động trong Đảng Nhân dân Mới, vì, theo ông, ông “không có hiểu biết
rõ ràng về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc”. Bị vỡ mộng bởi
định hướng thân Xô-viết của những người cộng sản Hàn Quốc, Kim
Dae-jung nhanh chóng cắt đứt quan hệ với họ và lựa chọn nguyên tắc
dân tộc chủ nghĩa là “độc lập hàng đầu”. Sự tham gia ban đầu vào các
hoạt động của chủ nghĩa cộng sản bắt đầu ám ảnh ông khi ông có được
tầm vóc chính trị quốc gia vào năm 1971. Trớ trêu thay, chính Park
từng có một giai đoạn ngắn tham gia vào tổ chức Cánh tả, ông đã lợi
dụng sự hoài nghi của công chúng về ý thức hệ của Kim Dae-jung để
ngăn cản sự nghiệp chính trị của ông này.
Ngược lại, những gì Cánh hữu cho là sai lầm chính trị của Kim
Dae-jung lại là một điểm cộng ý thức hệ trong mắt nhiều nhà hoạt
động chaeya. Trong khi Park chuyển sang chủ nghĩa bảo thủ chính trị
Hàn Quốc, Kim Dae-jung phát triển thành một nhà tư tưởng cấp tiến,
rất phù hợp với chaeya, một phong trào chủ yếu là “cải cách tự do”.
Các thành viên lực lượng này phản đối Park vì ông đặt an ninh quốc
gia và tăng trưởng kinh tế trước dân chủ trong thứ tự ưu tiên quốc gia.
Chaeya xem dân chủ như ưu tiên hàng đầu vì “dân chủ là chất xúc tác
[hoặc điều kiện tiên quyết] cho tăng trưởng kinh tế, chứ không phải
rào cản”, theo lời của Kim Dae-jung. Hai yếu tố này thuộc về một chu
kỳ tăng, dân chủ hóa thúc đẩy phát triển kinh tế và ngược lại, như ở
Đông Âu. Park giữ lập trường đối lập, ông khẳng định rằng “đối với
các quốc gia đang phát triển, hiện đại hóa kinh tế là điều kiện tiên