quyết tuyệt đối để thúc đẩy dân chủ... Dân chủ chỉ nở hoa ở mảnh đất
phát triển kinh tế màu mỡ.”
Ngày 19 tháng 4 năm 1971, Kim Chae-jun (mục sư), Cheon Kwan-
U (nhà báo) và Yi Pyeong-rin (luật sư) trở thành đồng chủ tịch của Hội
đồng Quốc gia vì Biện pháp Bảo vệ Dân chủ (NCSD). Hội đồng là đại
diện cho phái cấp tiến trong các lực lượng tôn giáo, báo chí, học giả và
cộng đồng pháp lý Hàn Quốc, từ đó kết hợp các bè phái trước giờ vốn
phân tán của chaeya thành một tổ chức đoàn kết toàn quốc chống lại
Park. Về phần sinh viên, họ thành lập Liên minh Sinh viên Quốc gia vì
Biện pháp Bảo vệ Dân chủ (NSASD), có vai trò như cơ quan giám sát
bầu cử tổng thống của xã hội dân sự. Dưới sự lãnh đạo của NCSD,
tổng cộng 6.139 sinh viên, lãnh đạo thanh niên, giới văn sĩ và các nhà
hoạt động tôn giáo đã cùng nhau tổ chức các ủy ban giám sát bầu cử
địa phương khắp cả nước. Mặc cho chiến thắng bầu cử của Park, lực
lượng chaeya — không như năm 1967 và 1969 - đã xoay sở để không
phải sụp đổ mà thay vào đó sử dụng các năng lực tổ chức đã được tăng
cường của mình. Từ tháng 3 đến tháng 11 năm 1971, tổng cộng 269
cuộc biểu tình sinh viên đã nổ ra, với 62.264 sinh viên tham gia. Khi
các cuộc biểu tình không hề yếu đi, Park buộc phải ban bố sắc lệnh
vào ngày 25 tháng 10 cùng năm cho phép sự hiện diện của quân đội ở
các cơ sở đại học. Binh sĩ có vũ trang tiến đến cơ sở của mọi trường
đại học lớn ở Seoul, kết quả đã bắt giữ 1.889 nhà hoạt động sinh viên.
Vụ trấn áp phản tác dụng, kích hoạt một đợt gia tăng đột biến các tờ
báo ngầm ở đại học, sớm trở thành cơ chế chủ yếu của chaeya để
truyền đi các ý tưởng cấp tiến và tạo ra thứ mà các nhà hoạt động
chaeya gọi là uisikhwa, hay sự gia tăng nhận thức sinh viên về tình
trạng bất công xã hội và đàn áp chính trị. Các tờ báo phát hành ngầm
bắt đầu tạo được ảnh hưởng đến một bộ phận sinh viên bao gồm
Chayu-ui Chong (Tiếng chuông tự do), Uidan (Diễn đàn lẽ phải),
Hwalhwasan (Núi lửa hoạt động), Hwaetpul (Ngọn đuốc), và Jeonya
(Đêm trước) của Đại học Quốc gia Seoul; Hanmaek (Nhịp đập nước