Sự cực đoan hóa xã hội tiếp diễn với tộc độ nhanh chóng dưới ảnh
hưởng của Sắc lệnh Khẩn cấp số 9. Trong một cuộc tấn công ồ ạt vào
giới trí thức, nhiều nhà tư tưởng cấp tiến hàng đầu đất nước đã bị đuổi
khỏi các trường đại học, bao gồm Yi Young-hui
ryeol ở Đại học Hanyang; Han Wan-sang
và Baek Nak-cheong ở
Đại học Quốc gia Seoul; Kim Tong-gil, Seong Rae-un, và Seo Nam-
dong ở Đại học Yonsei; Kim Yong-jun and Yi Mun-young ở Đại học
Hàn Quốc; An Byeong-mu ở Đại học Hanshin; và Yi U-jeong từ Đại
học Nữ Seoul. Để chống lại Park, giới bất đồng chính kiến đã tổ chức
Hội đồng Giáo sư Bị sa thải Bất công để tiếp tục cuộc chiến đấu. Trái
với ý định chia cắt mối liên kết giữa những học giả này với giới trí
thức rộng hơn và toàn thể giới sinh viên của chế độ yushin, việc sa thải
họ gây ra tác dụng trái ngược, biến họ thành những người hy sinh cho
nhân quyền ở các trường đại học và tăng cường quyền lực đạo đức của
họ trước công chúng. Trên thực tế, việc trục xuất họ khỏi trường càng
thúc đẩy sự tham gia tích cực của các giáo sư trong các hoạt động
chaeya, cho họ thêm thời gian, tính chính danh đạo đức và mạng lưới
chính trị cần thiết để tổ chức các phong trào phản kháng. Trong quá
trình đó, họ truyền “ý thức minjung cho các nhà hoạt động sinh viên từ
các trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc.
Các nhóm nhà thờ Cơ đốc giáo cũng gia tăng mức độ phản kháng
của họ, thành lập Hội đồng Phong trào Nhân quyền tháng 12 năm
1977, tổ chức đầu tiên trong nhiều liên minh tổ chức phi chính phủ sẽ
xuất hiện để bảo vệ quyền con người trong những năm 1970. Hội Linh
mục Công giáo Quốc gia Hiện thực hóa Công lý cũng đã yêu cầu Park
vô hiệu hóa các sắc lệnh khẩn cấp mà nhóm này cho là “xâm phạm
quy luật tự nhiên và lương tri con người”, kể từ vụ bỏ tù Giám mục
Chi Hak-sun tháng 7 năm 1974. Các áp lực chaeya gia tăng lên chế độ
yushin thậm chí còn thuyết phục cả Yi Cheol-sung, lãnh đạo của bộ
phận lúc bấy giờ là phái chính thống của những người ôn hòa trong
NDP, công khai yêu cầu hủy Sắc lệnh Khẩn cấp số 9, trả tự do cho tù