“nhà nước cực kỳ phân quyền và rỗng tuếch liên tục [bị] tấn công bởi
một một thế lực chính trị đầu xỏ bá quyền” và “các cơ quan đại diện
[trao quyền cho] các lãnh đạo địa phương”, Hutchcroft đã hướng trọng
tâm phân tích vào sự sụp đổ của tầng lớp địa chủ-yangban trị vì nắm
quyền ở triều đại Joseon sau một loạt những cú sốc chính trị xã hội
gồm có cải cách ruộng đất và Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
ngay sau đó. Sự sụp đổ của yangban có tác dụng xóa bỏ lớp quý tộc xã
hội có thể sẽ là lực lượng đối trọng của chính quyền. Hơn nữa chính
quyền đó là một “bộ máy quan liêu được thể chế hóa” có tiềm năng
thực hiện quá trình duy lý hóa, trái lại nhà nước Philipin chỉ “hoàn
toàn kế thừa”. Như Hutchcroft phân tích, chính những dấu tích lịch sử
của một nhà nước mạnh và một xã hội yếu đã cho phép Park vận động
toàn xã hội theo định hướng chiến lược hiện đại hóa của ông.
Một phân tích cấu trúc luận như vậy không hề làm mất đi ý nghĩa
trung tâm của tác nhân luận. Ngược lại nó càng chứng minh cho tầm
quan trọng của tác nhân luận. Với sự thiếu vắng các lực lượng xã hội
đối trọng, giới cầm quyền chính trị quản lý bộ máy quan liêu nhà nước
mang tính kế thừa nhưng được duy lý hóa đóng vai trò như một nhân
tố quyết định; khởi động tăng trưởng hoặc suy thoái kinh tế đều tùy
thuộc vào những ưu tiên, mối quan tâm và chiến lược của người thủ
lĩnh. Đất nước này bất thình lình chuẩn bị cho siêu tăng trưởng bởi đã
không hề có các lực lượng xã hội đủ khả năng ngăn cản Park Chung
Hee thực thi chiến lược hiện đại hóa rủi ro cao, lợi nhuận cao và chi
phí cao. Ngược lại, Hutchcroft lập luận với giả thiết ngược rằng nếu
đất nước được điều hành bởi một “Marcos Hàn Quốc” với tất cả
những hạn chế của Marcos Philipin thì một lãnh đạo như vậy sẽ tấn
công vào các thể chế để trục lợi cho riêng mình mà sẽ không gặp bất
cứ hoạt động kiểm soát và cân bằng nào từ phía xã hội (Chương 18).
Như vậy, từ quan điểm này của Hutchcroft thì những nỗ lực nhằm giải
thích thất bại của Park trong việc thể chế hóa lực lượng “đa số thầm