kiến tính chính danh của mình bị thách thức kể cả sau khi đã đảm bảo
được sự phát triển và an ninh.
Từ đó, phân tích ở góc độ tác nhân luận dẫn đến hai hình ảnh tương
phản nhau. Một mặt, Park là một cá nhân với những phẩm chất của
một người đổi mới, một nhà tư tưởng chiến lược có khả năng chuyển
hóa các mục tiêu bị dẫn dắt bởi ý thức hệ thành một tập hợp các kế
hoạch hành động khả thi về mặt quan liêu và am hiểu sâu sắc về cách
thức phát triển quyền lực. Mặt khác, sự lãnh đạo của ông trông giống
như của một thủ lĩnh phe phái hơn là của một lãnh đạo chính trị đang
chỉ huy một liên minh rộng lớn và chặt chẽ. Điểm yếu này không thể
lý giải được bằng việc thiếu lực lượng ủng hộ. Park là một lãnh đạo
chuyên chế rất không thích chính trị bầu cử, ông dành lòng ngưỡng
vọng công khai cho các tư tưởng kỹ trị và lý tưởng hóa những lợi ích
tập thể nhưng ông lại đòi hỏi lòng trung thành từ những người ủng hộ
trong xã hội. Khi vận động tranh cử, Park phát biểu công khai về việc
loại bỏ nền chính trị rắc rối, tham nhũng và lãng phí ra khỏi các quy
trình hoạch định chính sách với tầm nhìn về nền dân chủ quản lý và
ông đã chiến thắng trong hầu hết những cuộc vận động với một lượng
chênh lệch phiếu bấu lớn. Ngoại lệ xảy ra vào năm 1963 khi Park
chuyển chính quyền quân sự thành một chính quyền được bầu một
cách dân chủ bằng cách đánh bại Yun Po-sun trong một cuộc đua sát
nút, và vào năm 1978 khi Đảng Dân chủ Mới nhận được số phiếu bầu
nhiều hơn 1,1% trong cuộc bầu cử Quốc hội Quốc gia. Nguồn ủng hộ
từ xã hội thường xuyên mạnh mẽ đã được Park gọi là “đa số thầm
lặng” không có tổ chức của ông (xem chương kết).
Vậy tại sao Park lại thất bại khi biến đổi lực lượng “đa số thầm
lặng” này thành một tổ chức ủng hộ? Câu trả lời nằm ở phân tích của
Paul D. Hutchcroft về “cấu trúc luận”, tương phản với trọng tâm tác
nhân luận của Vogel. Khái niệm hóa mối quan hệ nhà nước-xã hội của
Hàn Quốc như một “hình ảnh đảo ngược” của mối quan hệ phổ biến
trong "chính phủ bất lương” ở Philipin thời Ferdinand Marcos, ở đó