năm 1961, chỉ 6 ngày sau cuộc đảo chính, Park yêu cầu Bộ trưởng
Ngoại giao Kim Hong-il, thiếu tướng trong lực lượng dự bị, tổ chức
buổi họp báo để công bố rằng chính quyền quân sự quan tâm đến việc
tiếp tục các cuộc đàm phán với Nhật Bản về vấn đề bình thường hóa
quan hệ vào ngày sớm nhất có thể. Ngày 15 tháng 7, Yi Tong-hwan,
cựu sinh viên Đại học Tokyo và lúc bấy giờ là Phó chủ tịch Hiệp hội
Thương mại Hàn Quốc, được chỉ định làm bộ trưởng có toàn quyền
với văn phòng đại diện Hàn Quốc ở Nhật Bản, với mục tiêu tận dụng
tất cả các mối liên kết của khu vực tư nhân với các lãnh đạo chính trị
và doanh nghiệp Nhật Bản nhằm để người Nhật biết đến các ý định
bình thường hóa ngoại giao từ đầu.
Thế lực chỉ đạo đằng sau sáng
kiến này của Hàn Quốc là Kim Jong-pil, cánh tay phải của Park và là
giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hàn Quốc (KCIA) mới thành
lập.
Đối với Hoa Kỳ, khi cảm giác hoảng hốt ban đầu vì không biết
chuyện gì đang xảy ra với cuộc đảo chính tháng 5 năm 1961 qua đi, sự
cầm quyền của Park được xem như là cơ hội để củng cố liên kết
Seoul-Tokyo trong hệ thống các liên minh an ninh song phương của
Mỹ. Chính quyền Kennedy đặc biệt thù địch với chủ nghĩa cộng sản,
và xem Park, người trung thành chống chủ nghĩa cộng sản, là một yếu
tố bổ sung đáng mừng trong danh sách các đối tác thế yếu thuộc thế
giới thứ ba của nước này.
Dù Hoa Kỳ đánh giá cao những thành
tựu dân chủ của Chang Myon, nhưng sự thật là ngày càng nhiều quan
chức Mỹ trở nên hoài nghi về khả năng kiểm soát các lực lượng cánh
tả đang nổi dậy của Chang ở Hàn Quốc. Giờ đây, với một vị lãnh đạo
quân sự thực dụng và hùng mạnh đứng đầu, Hoa Kỳ hy vọng ngăn
chặn được các lực lượng cánh tả ở Hàn Quốc cũng như xây dựng liên
minh tam giác an ninh Đông Á giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc,
như siêu cường đang nổi lên này vốn nuôi ý định từ thời của Ngoại
trưởng John Foster Dulles. Không lâu sau cuộc đảo chính, Ủy ban
Quan hệ Quốc tế Hạ viện Mỹ khuyến nghị Hội đồng An ninh Quốc gia