đạt được thứ mà Hàn Quốc không thể đạt được thông qua các lực
lượng thị trường.
Trên thực thế, nếu đất nước của ông tìm được những nguồn vốn và
công nghệ nước ngoài thay thế, Park chắc hẳn sẽ phải cân nhắc trước
khi mạo hiểm một cuộc khủng hoảng chính trị mà ông tự gánh lấy
trong giai đoạn 1963-1965 bằng cách vội vàng lao vào bình thường
hóa quan hệ với Nhật Bản. Trong ngắn hạn, sự tái lập quan hệ gây tổn
hại hơn là giúp ích cho các nỗ lực của Park nhằm củng cố nền tảng
quyền lực trong nước vì ông bị kéo vào hoạt động chính trị theo bản
sắc quốc gia đầy cảm tính. Thực chất việc ông mạo hiểm quyền thống
trị chính trị của mình khi thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Nhật
Bản cho thấy ông không có những phương tiện khác ngoài nền tảng
thị trường để có được vốn và công nghệ. Đối với lực lượng đối lập cực
đoan trong nước, Park ngang ngược nói “Hãy nhổ lên mộ tôi”, ông tin
rằng tăng trưởng kinh tế cuối cùng sẽ biện minh cho quyết định thỏa
thuận với Nhật Bản của mình. May mắn cho Park, Kế hoạch Phát triển
Kinh tế 5 năm (FYEDP) lần thứ nhất thành công ngoài mong đợi vào
năm 1964, khiến Park tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của Hàn
Quốc và nhờ đó càng tập trung hơn vào hiệp ước bình thường hóa.
Lúc bấy giờ cũng có những lý do an ninh cho việc bình thường hóa
quan hệ với Nhật Bản. Hoa Kỳ lập luận và Park đồng ý rằng việc ngăn
chặn mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản ở Đông Á không thể hiệu quả
một khi các liên minh của Hoa Kỳ với Hàn Quốc và Nhật Bản còn
chưa được hình thành. Căng thẳng chiến tranh lạnh đã tăng cao trên
toàn thế giới vào đầu những năm 1960. Với sự kiện máy bay do thám
U-2 và các tình hình khủng hoảng manh nha hình thành ở Cuba,
Congo, Lào và miền Nam Việt Nam, quan điểm chi phối ở Hàn Quốc
lúc đó là Xô-viết đang giành thế thượng phong trong chiến tranh lạnh.
Từng là một trong những người chủ chốt ủng hộ quan điểm này, John
F. Kennedy đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm
1960 nhờ thế mạnh từ cam kết chắc chắn của ông về việc chống chủ