lớn nhất là tăng cường liên minh Mỹ - Hàn để phòng vệ trước Triều
Tiên, Chang đặt tăng trưởng kinh tế làm ưu tiên cao nhất vì ông thấy
đó là cách duy nhất để tạo tính chính danh chính trị cho chính quyền
DP chia rẽ của ông. Sự công nhận tầm quan trọng của tăng trưởng
kinh tế trong việc tạo ra tính chính danh tự nhiên khuyến khích Chang
phát triển các mối liên kết chặt chẽ hơn với Nhật Bản, nước có nền
kinh tế đang không ngừng mạnh lên. Ông trông chờ vào Nhật Bản như
một nguồn cung cấp viện trợ kinh tế rất cần thiết chứ không phải là
một kẻ thù vĩnh viễn cần phải đánh gục. Để khuyến khích mối hợp tác
song phương, Chang mời các chính trị gia và các lãnh đạo doanh
nghiệp Nhật Bản đến Hàn Quốc, tự do hóa hoạt động bán hàng hóa
Nhật Bản, và chấm dứt đưa ra các đánh giá mang tính khiêu khích về
Nhật Bản. Tuy nhiên khi tìm cách thúc đẩy các cuộc họp bình thường
hóa, ông đã bị áp đảo bởi các lực lượng chống đối, bao gồm các phong
trào bất đồng chính kiến do sinh viên lãnh đạo, các phong trào này đã
tận dụng sự thiếu khả năng lãnh đạo của ông trong DP để chia rẽ bè
phái. Cuối cùng, Chang không thể hành động như mong muốn để tạo
ra thỏa thuận chính trị, kinh tế và lịch sử với Nhật Bản. Thủ tướng
Nhật Ikeada Hayato cũng không hỗ trợ mà chọn lập trường chờ đợi và
quan sát khi đối mặt với những lời mời chính trị của Chang Myon
nhằm thu được tối đa sự nhượng bộ từ Hàn Quốc. Thời gian dĩ nhiên
là một nhân tố quan trọng trong chính quyền Chang Myon yếu ớt, bị
bao vây bởi những cuộc biểu tình quần chúng. Không may là không
còn thời gian. Ngay khi Chang dũng cảm quyết định phá vỡ tình trạng
bế tắc, ông đã bị buộc phải từ chức bởi cuộc đảo chính năm 1961 của
Park.
Park Chung Hee có tiếng là một chuyên gia về nước Nhật với sự
nghiệp trước đây của ông trong Quân đội Hoàng gia Nhật Bản. Giận
dữ vì những chỉ trích dành cho mình, Park làm rõ sự ngưỡng mộ của
ông đối với những nhà cách tân Minh Trị của Nhật Bản thế kỷ XIX và
nhiệt tình theo đuổi hiệp ước bình thường hóa với Nhật khi ông có