chấp cáo buộc từ những nhân tố chống Park, chống Nhật ở Hàn Quốc
những năm qua.
Lợi ích hội tụ và đặc trưng phân kỳ
Hiệp ước bình thường hóa làm hiện rõ sự khác biệt giữa Park và Lý
Thừa Vãn trong cách tiếp cận với Nhật Bản. Cá nhân hóa chủ nghĩa
dân tộc Hàn Quốc chống Nhật, Lý đòi hỏi lời xin lỗi công khai từ Nhật
Bản vì những sai trái thực dân. Khi Nhật Bản không thể thực hiện, Lý
cố ý thúc đẩy những cảm tình chống Nhật không chỉ để thỏa mẫn sự
căm ghét Nhật thực sự của ông mà còn để huy động công chúng ủng
hộ Đảng Tự do (LP) với mục tiêu ổn định chính trị. Khi đã chiến đấu
cả đời để có được độc lập từ Nhật Bản, bản năng sau giải phóng của
ông là sẽ tiếp tục chống Nhật. Nhật Bản càng chống cự không ăn năn,
các chiến dịch chính trị chống Nhật của ông càng trở nên căng thẳng.
Do đó, trong vòng 6 năm sau khi giải phóng Hàn Quốc khỏi Nhật
Bản năm 1945, hai nước sống cách biệt, gần như hoàn toàn không có
các kênh liên lạc chính thức. Chỉ với sự gia tăng cường độ chiến tranh
lạnh ở Đông Á và những cuộc đàm phán tiếp đó vì Hiệp ước Hòa bình
San Francisco mà bối cảnh để đối thoại về vấn đề bình thường hóa
ngoại giao mới xuất hiện. Kể cả khi đó, khoảng cách vẫn còn quá rộng
để các cuộc gặp song phương thi thoảng diễn ra có thể mang lại những
kết quả cụ thể. Lý không cảm thấy nhu cầu cấp thiết phải hợp tác với
Nhật Bản, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ tiếp tục cam kết đóng quân ở
Hàn Quốc. Cũng vậy, Nhật Bản không gấp gáp phải bình thường hóa
quan hệ. Dĩ nhiên, nước này muốn giải quyết xung đột về lãnh hải và
các quyền đánh cá với Hàn Quốc nhưng không phải với cái giá chính
trị là đưa ra lời xin lỗi công khai về chế độ thực dân của mình. Kết quả
là các cuộc đàm phán bình thường hóa ngoại giao trở nên nhàm chán
suốt những năm 1950.
Với lễ nhậm chức của chính quyền Đảng Dân chủ (DP) của Chang
Myon năm 1960, lợi ích lớn hơn trong việc cải thiện quan hệ Hàn -
Nhật được hình thành. Trái với Lý Thừa Vãn, người có mối quan tâm