Nhật Bản không nếu ông giữ lập trường cứng rắn hơn khi giải quyết
những vấn đề quá khứ? Nhật Bản phải làm gì để thỏa mãn yêu cầu
khắc phục sai lầm lịch sử từ phía Hàn Quốc, và Nhật Bản có sẵn sàng
để đáp ứng những yêu cầu này không? Với tình trạng mối quan hệ
Hàn - Nhật dưới thời Lý Thừa Vãn cầm quyền (1948-1960), khó có
thể tưởng tượng rằng Park có thể tạo ra điều khác biệt theo cách nào
đó nếu chọn một quan điểm chống Nhật mạnh mẽ hơn. Rất có khả
năng là hòa giải lịch sử vẫn là điều bất khả thi đối với cả hai nước vào
giữa những năm 1960, cũng như ngày nay. Rõ ràng, Park cho rằng lịch
sử không bao giờ có thể sửa sai. Dù sao, Hàn Quốc vẫn phải sống
trong cái bóng lịch sử đau thương trong khi cố gắng tự đưa mình vào
một quỹ đạo phát triển lịch sử mới thông qua chiến lược pu-kuk kang-
byeong (nước giàu, quân mạnh) của Park.
Về phía Nhật Bản, tầm quan trọng của việc Park lên nắm quyền là ở
nhờ ông mà Hàn Quốc cuối cùng cũng có một người không chỉ nhiệt
thành, mà còn thật sự có sức mạnh chính trị để bình thường hóa quan
hệ với quốc gia cựu thù và cũng là nước đã xâm chiếm đất nước này
trước kia, bất chấp sự chống đối dữ dội trong nước. Người tiền nhiệm
của Park, Chang Myon (1960-1961), cũng từng nhiệt tình cải thiện
quan hệ với Nhật Bản, tuy nhiên lại không thể thực hiện được vì uy tín
chính trị trong nước yếu. Tuy nhiên Park, người như chúng ta thấy đã
lên nắm quyền theo cách không hề dân chủ, cần phải tìm càng nhiều
cách càng tốt để bù đắp cho sự thiếu hụt tính chính danh bầu cử hiển
nhiên của mình để từ đó củng cố quyền lực, điều hành xã hội thường
xuyên tranh cãi của Hàn Quốc và thiết lập nền móng cho quá trình
công nghiệp hóa. Đây là lý do để hình thành hiệp ước với Nhật Bản.
Các liên kết thương mại không ràng buộc với Nhật Bản được xem là
siêu quan trọng không chỉ vì chúng giúp tăng cường nền tảng tài chính
cho liên minh chính trị cầm quyền của Park, mà còn vì chúng giúp
thúc đẩy các kế hoạch phát triển của Park và, thông qua chúng, ông cải
thiện tính chính danh chính trị dựa trên thành tựu kinh tế. Hơn nữa,