được quyền lực. Tuy nhiên, trái với hình ảnh kẻ bắt tay với thực dân
mà các đối thủ chính trị và những nhà hoạt động chaeya đã vẽ nên về
Park, ông không hề cho rằng việc học theo những nhà cách tân Minh
Trị khiến ông giảm đi tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Ngược lại, những
phát biểu của ông về Nhật Bản Minh Trị bị ảnh hưởng nặng nề bởi các
tư tưởng và tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Park ngưỡng mộ những nhà
cách tân Nhật Bản vì ông cũng muốn giúp Hàn Quốc trở nên giàu có
về mặt kinh tế và hùng mạnh về mặt quân sự như Nhật Bản Minh Trị.
Park còn hơn cả một người hùng quân sự. Ông là một lãnh đạo có
quyết tâm sâu sắc, với sứ mệnh tự đặt ra là đưa Hàn Quốc ra khỏi tình
trạng nghèo đói nặng nề. Đối với Park, Nhật Bản Minh Trị là một mô
hình để sao chép cho những nhà dân tộc chủ nghĩa Hàn Quốc; nó chỉ
ra con đường đến với “nước giàu, quân mạnh”.
Kể cả nếu là một người có cảm tình với Nhật Bản, tình cảm của
Park cũng chỉ là nhân tố phụ trong quyết định vận động Nhật Bản hỗ
trợ kinh tế và công nghệ. Những đòi hỏi vào thời của ông buộc Park
phải dựa vào Nhật Bản, phải gắn tương lai kinh tế của Hàn Quốc với
tương lai kinh tế của quốc gia láng giềng này. Vào thời điểm Park lên
nắm quyền, GNP bình quân đầu người hàng năm của Hàn Quốc là 80
đô-la Mỹ, chỉ cao hơn 9 đô-la Mỹ so với thời điểm cuối Chiến tranh
Triều Tiên năm 1953. Tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,1%, thâm hụt
thương mại đạt đến 310 triệu đô-la Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp 11,7% và lạm
phát ở mức 10,5%. Không chỉ vậy, Hoa Kỳ đang giảm dần viện trợ
cho Hàn Quốc như một phần trong chính sách ngoại giao toàn cầu để
thay thế trợ cấp chính phủ bằng các khoản cho vay. Dao động ở mức
hơn 200 triệu đô-la Mỹ đến năm 1963, viện trợ Mỹ giảm còn 149,3
triệu đô-la Mỹ năm 1964 và 131,4 triệu đô-la Mỹ năm 1965. Như
trưởng ban cố vấn Yi Dong-won đề nghị và Park đồng ý, vì sự bất lực
của Hàn Quốc khi ký hợp đồng vay và chuyển giao công nghệ nước
ngoài theo con đường thương mại, cần phải chuyển sang ngoại giao để