Nhật Bản được xem như là vai trò trung tâm trong những nỗ lực củng
cố mặt trận quân sự chống cộng ở Đông Á. Sự trùng hợp của hai chính
phủ Park và Satō ở tính chống cộng cũng góp phần gắn kết hai kẻ cựu
thù lại với nhau. Hai lãnh đạo này cùng chia sẻ các mục tiêu phòng vệ
quân sự và hợp tác kinh tế mang tính thực dụng. Nếu không có sự hội
tụ của các lợi ích kinh tế và an ninh này trong giai đoạn hoàn tất các
cuộc đàm phán bình thường hóa sẽ khó để thúc đẩy lãnh đạo hai nước
tiến đến thỏa thuận toàn diện giữa những năm 1960.
Hơn nữa, quá trình công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu trung
ương tập quyền giữa những năm 1960 không gặp nhiều sự phản kháng
từ các cường quốc và nền kinh tế thế giới, trái ngược với những năm
1970 và 1980 khi các lực lượng của chủ nghĩa bảo hộ ở các nước phát
triển chắc chắn sẽ hạn chế các cơ hội hiếm hoi cho các nước phát triển
muốn trông cậy vào các chương trình thúc đẩy xuất khẩu được nhà
nước tài trợ. Vào những năm 1990 và sau đó, các lực lượng toàn cầu
hóa tài chính sẽ càng gây khó khăn khi nhà nước sử dụng “các khoản
vay chính sách” có trợ cấp cho các mục tiêu phát triển. Nói cách khác,
Hàn Quốc có thể đã phải đối mặt với khó khăn lớn hơn rất nhiều nếu
sử dụng cùng chiến lược phát triển mà nước này đã theo đuổi ở một
giai đoạn trễ hơn. Hiệp ước bình thường hóa với Nhật Bản có vai trò
quan trọng trong việc khởi động lại toàn bộ quá trình phát triển vào
thời điểm thuận lợi nhất.
Mặt khác, đối với mối quan hệ song phương Hàn — Nhật, việc phê
duyệt hiệp ước năm 1965 đã kéo theo sự hợp tác đáng chú ý đến cuối
nhiệm kỳ của thủ tướng Satō Eisaku năm 1972. Trong vòng một năm
sau bình thường hóa quan hệ, Nhật Bản vượt qua Hoa Kỳ ở vị trí đối
tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Xuất khẩu từ Nhật Bản đi Hàn
Quốc tăng từ trung bình 180 triệu đô-la Mỹ năm 1965 lên 586 triệu
đô-la Mỹ năm 1970. Từ năm 1971 đến 1975, con số này đã tăng gấp
ba lần thành 1,8 tỷ đô-la Mỹ. Xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Nhật Bản
cũng tăng mạnh, nhưng không đủ để ngăn cản tình trạng thâm hụt